
Lễ kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản diễn ra tối nay tại Hà Nội- Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm, trong đó tập trung với những dự án có điều kiện triển khai tốt- 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nhóm các tỉnh Tây Bắc ký hợp tác du lịch- Ủy ban châu Âu (EC) khởi động đợt mua khí đốt lần thứ ba, nhằm đảm bảo nhu cầu của các nước thành viên trước mùa Đông, cũng như tránh phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga- Người lao động Hy Lạp đình công phản đối dự thảo luật lao động mới
Tổng thống Hoa Kỳ Giâu Bai-đừn hôm nay sẽ tới Hà Nội thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước ta theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ cho thấy, 94/95 bộ, ngành, địa phương, cũng như các đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức đồng ý với việc bỏ thi thăng hạng viên chức- Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự đoán năm nay có thể giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% kế hoạch- Lễ trao Giải Cánh diều Vàng năm 2023: Tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ xuất sắc- Các nhà lãnh đạo của Nhóm Các nền Kinh tế Phát triển và Mới nổi hàng đầu Thế giới (G20) thông báo ra mắt Liên minh Nhiên liệu Sinh học Toàn cầu và Hành lang kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu- Số người chết trong trận động đất tại Ma Rốc đã lên đến 2.012 người. Nhiều quốc gia tiếp tục bày tỏ tình đoàn kết, sẵn sàng hỗ trợ Ma-rốc khắc phục hậu quả động đất
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
UBND thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản giao các sở, ban ngành, UBND các quận, huyện, các Ban Quản lý dự án thuộc UBND thành phố, Trung tâm phát triển quỹ đất Đà Nẵng triển khai thực hiện Công điện 749 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023.
Hơn 18 tỷ USD là tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đầu tư vào nước ta trong 8 tháng qua. Đáng chú ý là nếu như 6 tháng đầu năm tổng số vốn FDI chỉ thu hút được hơn 13 tỷ 400 triệu đô la Mỹ, giảm so với cùng kỳ năm ngoái, thì tháng 7 và tháng 8 tăng tốc với tổng số vốn đầu tư tăng thêm tới gần 5 tỷ đô, giúp 8 tháng qua nguồn vốn này tăng hơn 8% so với cùng kỳ. Điều gì đã tạo ra “cơn gió ngược” FDI ấn tượng trong 2 tháng qua và đâu là những cơ hội để thu hút dòng vốn chất lượng cao đang dịch chuyển trên toàn cầu?
Hơn 18 tỷ USD là tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đầu tư vào nước ta trong 8 tháng qua. Đáng chú ý là nếu như 6 tháng đầu năm tổng số vốn FDI chỉ thu hút được hơn 13 tỷ 400 triệu đô la Mỹ, giảm so với cùng kỳ năm ngoái, thì tháng 7 và tháng 8 tăng tốc với tổng số vốn đầu tư tăng thêm tới gần 5 tỷ đô, giúp 8 tháng qua nguồn vốn này tăng hơn 8% so với cùng kỳ. Điều gì đã tạo ra “cơn gió ngược” FDI ấn tượng trong 2 tháng qua và đâu là những cơ hội để thu hút dòng vốn chất lượng cao đang dịch chuyển trên toàn cầu?
Hiện nay đang có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư với xu hướng Trung Quốc +1 của nhiều tập đoàn lớn sang các nước khác ở Châu Á, trong đó Việt Nam là điểm đến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại Diễn đàn "Bất động sản công nghiệp Việt 2023, cơ hội đón dòng vốn mới", do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay (24/8) tại TP.HCM.
Bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch, Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo thúc đẩy tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm nhằm đẩy nhanh phát triển hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách; qua đó, góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội “ Tinh thần phải thần tốc hơn nữa, chỉ bàn làm, không bàn lùi; vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đó, vướng ở cấp nào, cấp đó giải quyết”, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã nhấn mạnh điều này tại họp phiên thứ 7 của Ban Chỉ đạo vừa diễn ra.
Bài 2 loạt bài “Vốn đầu tư vào Tiết kiệm năng lượng trong hành trình tiến đến Net Zero”, với nhan đề: “Vốn lớn: nguồn nào?”- PV chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên về xu hướng dịch chuyển đầu tư khu đô thị phía Đông Hà Nội.
- Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Trước đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/05/2023 cũng đã khẳng định giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là một trong các giải pháp, nguồn lực để thực hiện thành công Quy hoạch này. - Hai Quy hoạch chuyên ngành kể trên đều đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hoá các mục tiêu TKNL đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết đưa mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). - Nguồn lực nào để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra? Loạt bài 3 kỳ “Vốn đầu tư vào TKNL trong hành trình tiến đến Net Zero” của PV Bảo Ngọc sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề vốn - nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá tiềm năng TKNL ở Việt Nam. Chương trình Dòng chảy kinh tế thứ 4, ngày 16/08/2023 sẽ phát sóng bài đầu tiên, với nhan đề: “Cơ hội TKNL, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”.
Đang phát
Live