
- Ban Bí thư Trung ương Đảng trao thưởng 15 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2019.- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự và phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.- Nước ta ghi nhận thêm 3 ca mới mắc Covid-19. Các địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.- Pháp ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất từ khi gỡ phong tỏa, khiến người dân lo ngại về làn sóng dịch thứ 2.- Nga thông báo giá xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19 ít nhất là 10 đô la Mỹ cho 2 liều.- Bài bình luận: "Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt – càng gỡ càng rối”
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.- Tiếp tục phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.- Từ hôm nay, hơn 1.400 khách du lịch mắc kẹt ở Đà Nẵng sẽ được đưa về TP.HCM, Hà Nội trên 7 chuyến bay.- Đã có hàng loạt nước từ Mỹ - La tinh, Trung Đông, Châu Á đặt mua cả tỉ liều vắc-xin Sputnik 5 do Nga phát triển và vừa được Bộ Y tế nước này chứng nhận hôm qua.- Nhiều nước quan ngại với tình hình biểu tình hiện nay tại Belarus. Liên minh châu Âu đang gây áp lực với chính quyền quốc gia này.
Đã có hàng loạt nước từ Mỹ Latinh, Trung Đông, châu Á đặt hàng mua cả tỉ liều vắc-xin Sputnik V do Nga phát triển và vừa được Bộ Y tế nước này chứng nhận ngày hôm qua. Sự “thần tốc” mà nền y học của Nga vừa đạt được cho thấy rõ nỗ lực và quyết tâm của nước này trong việc nhanh chóng tìm ra một loại vắc-xin hiệu quả cho toàn cầu trong việc ngăn ngừa đại dịch Covid-19. Tổng hợp của Biên tập viên Phương Anh.
- Tiếp tục chương trình phiên họp 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi).- Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bị điều tra liên quan đến 3 vụ án.- Đà Nẵng gia hạn thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ hôm nay. Cũng từ hôm nay đến 14/8, TP này triển khai đưa hơn 1.450 du khách trở về Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.- Nga đã nhận đơn đặt hàng cho loại vắc-xin mới ra mắt từ hơn 20 quốc gia, với tổng cộng khoảng 1 tỷ liều.
- Hành trình nghiên cứu vắc-xin ngừa COVID-19 của các nhà khoa học đến nay đã có được những kết quả gì? Hành trình nghiên cứu vắc-xin ngừa COVID-19 của các nhà khoa học đến nay đã có được những kết quả gì?- Cuộc sống của những Ninja thời hiện đại ở Nhật Bản.- Đến với khu chợ đường ray Maeklong tại Thái Lan.- Gặp gỡ ca sĩ Triệu Trang, nghe cô tâm sự về những kỷ niệm của hơn 20 năm ca hát.- Thư viện di động mang lại niềm vui cho trẻ em trên thế giới trong thời kỳ dịch Covid-19.
Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chúng ta dễ nhận thấy cuộc đua để sản xuất sớm vắc-xin nhằm kiểm soát dịch bệnh đang được các quốc gia, tập đoàn dược phẩm đầu tư với quy mô chưa từng có. Các nhà khoa học Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc đua đó. Tại sao Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19? Những thách thức mà các nhà khoa học của chúng ta đang phải đối mặt là gì? Cần làm gì để sớm thấy được ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc đua tìm ra vắc-xin để ngăn chặn đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người trên toàn cầu? Cùng bàn luận về những câu hỏi này, khách mời là TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (gọi tắt VABIOTECH), thuộc Bộ Y tế - 1 trong 4 đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19.
- Hành trình nghiên cứu vắc-xin ngừa COVID-19 của các nhà khoa học đến nay đã có được những kết quả gì?- Thư viện di động mang lại niềm vui cho trẻ em trên thế giới trong thời kỳ dịch Covid-19.- Cuộc thi vẽ tranh mùa dịch covid-19: “Vẽ nên mùa hè ý nghĩa”.
Công ty công nghệ sinh học Novavax của Mỹ cho biết, thí nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu của vắc xin NVX- CoV2373 ngừa COVID-19 đã có tín hiệu tích cực. Vắc xin này đã gây ra phản ứng miễn dịch mà nhờ đó sản sinh ra lượng kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 nhiều hơn ở cả những bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục. Việc công ty Novavax của Mỹ và nhiều nhà sản xuất dược phẩm có uy tín trên thế giới công bố những kết quả khả quan trong việc tìm kiếm thuốc và vắc xin phòng và điều trị Covid-19 được xem là những tín hiệu tích cực, mở ra hy vọng thế giới sẽ sớm dập tắt được “đại dịch Covid-19”.
Khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với các nguy cơ của làn sóng thứ 2, cuộc đua sản xuất vắc-xin cũng đang tăng tốc và ngày một khốc liệt hơn. Không phủ nhận mục tiêu tìm ra một loại vắc-xin hiệu quả để ngăn ngừa virus Sars-CoV-2 gây dịch COVID-19, thế nhưng theo giới quan sát, đằng sau cuộc đua này lại là một “trò chơi địa chính trị” giữa các nước lớn trên toàn cầu. Tất yếu, một khi y tế, vắc-xin cũng rơi vào vòng xoáy “chính trị hóa” như rất nhiều lĩnh vực khác thì hệ quả sẽ vô cùng khó lường!
Giới chuyên gia y tế nhận định, vắc-xin là cách duy nhất giúp thế giới giải quyết được cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19, vì vậy các quốc gia đều đang nỗ lực sản xuất được vắc-xin phòng Covid-19 càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ngay cả khi vắc-xin phòng Covid-19 được nghiên cứu thành công, thì số lượng vắc-xin sản xuất ra khó có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các quốc gia. Bởi thế, quốc gia nào “chạm đích” trước trong cuộc đua sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 sẽ không chỉ có ưu thế trong khống chế dịch bệnh, mà còn thúc đẩy được ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực khác, kể cả chính trị. Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.
Đang phát
Live