
Thời gian gần đây, người dân nhiều địa phương trên cả nước lâm vào tình trạng thiếu vacxin khi đi tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Để không trì hoãn lịch tiêm, nhiều người phải chi số tiền không nhỏ để tiêm vắc xin dịch vụ. Đáng lo ngại, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng thiếu vacxin cục bộ ở các địa phương mà tình trạng này đã xuất hiện từ lâu, nay lại có dấu hiệu trầm trọng hơn. Nguyên nhân vì sao và cơ chế nào tháo gỡ vướng mắc này để trẻ em được tiêm phòng đủ liều lượng, đúng thời điểm các vacxin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia?
Thời gian qua, mặc dù ngành chức năng đã tăng cường tuyên truyền, cảnh báo về tình trạng lừa đảo trên không gian mạng; tuy nhiên bọn tội phạm vẫn lừa đảo thành công do đánh trúng tâm lý người dùng. Để hạn chế tối đa tình trạng người dân bị lừa, các ngành chức năng tỉnh Yên Bái hiện đang tiếp tục tăng cường nhiều giải pháp, trong đó có “vắc xin số”.
Đắk Lắk là tỉnh có tỷ lệ người chết vì bệnh dại cao trong cả nước, khi 5 năm qua đã ghi nhận 25 trường hợp tử vong do bệnh này. Trong 3 đầu năm nay, Đắk Lắk đã ghi nhận 04 trường hợp chó mắc bệnh dại. Sự chủ quan của người dân và tỷ lệ đàn vật nuôi tiêm vắc xin phòng dại thấp là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh dại chưa được đẩy lùi.
Bên cạnh 12 vắc xin thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng được sử dụng tiêm phòng miễn phí cho trẻ nhỏ, thì gần một năm nay, nhiều phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ tại các cơ sở y tế công và cả tư nhân đều trong tình trạng thiếu nhiều loại vắc xin nhập khẩu, ảnh hưởng đến việc phòng ngừa nhiều bệnh dịch ở trẻ. Và thực tế do khan hiếm nguồn cung vắc xin dịch vụ đối với bệnh thủy đậu, bệnh dại… mà thời gian gần đây, nhiều tỉnh đã ghi nhận số ca mắc thủy đậu gia tăng nhanh, số ca tử vong do chưa tiếp cận vắc xin phòng bệnh dại cũng lên tới hàng trăm ca. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Việc khan hiếm nguồn cung vắc xin dịch vụ kéo dài còn kéo theo những hệ lụy gì?
Vắc-xin dạng xịt mũi ngừa COVID-19 do Trung tâm Gamalei phát triển, sẽ sớm được lưu hành dân sự. Vắc-xin được khẳng định có hiệu quả chống lại biến chủng Omicron.
Cảnh giác trước quan điểm: Đổi mới kinh tế đi kèm với phải thay đổi chế độ chính trị.- Quản lý, công khai Quỹ vắc-xin phòng Covid 19.- Đạo luật chi tiêu quốc phòng Mỹ và thông điệp gửi Nga - Trung Quốc.- 10 sự kiện, vấn đề trong nước trong nước nổi bật 2021 do Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn.- Niềm vui của trẻ em Tây Ban Nha khi đến trường bằng xe đạp.
Ai Cập sẽ sản xuất thêm một loại vaccine tự nghiên cứu chống lại covid-19 có tên gọi Egyvax.
Hiện nay, nhiều nước đã triển khai tiêm liều tăng cường (hầu hết là mũi vắc xin thứ ba ) cho người cao tuổi và những người có bệnh nền. Tuy nhiên, những lo ngại về biến thể Omicron khiến một số nước mở rộng việc tiêm nhắc lại sang phần lớn dân số. Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị những người bị suy giảm miễn dịch hoặc đã tiêm vắc xin Covid-19 bất hoạt nên được tiêm liều tăng cường. Vậy liều tăng cường mang lại hiệu quả bảo vệ như thế nào cho người dân cũng như ngăn ngừa sự nguy hiểm của biến chủng Omicron? TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam sẽ thông tin về nội dung này qua cuộc trao đổi với PV Đài TNVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thần tốc hơn nữa trong thực hiện tiêm vắc xin phòng covid-19 cho người dân.- Ủy ban TVQH thống nhất 4 nội dung trình tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa 15.- Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc yêu cầu các địa phương không bàn lùi, xin trả hoặc kéo dài thời hạn giải ngân vốn đầu tư công.- Lần đầu tiên Việt Nam xây dựng và đệ trình báo cáo giữa kì tự nguyện thực hiện các khuyến nghị theo cơ chế rà soát định kì phổ quát gửi Hội đồng nhân quyền LHQ.- Mỹ chuẩn bị “những biện pháp bổ sung”, trong trường hợp các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran không đi đến giải pháp nào.
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hà Giang, 30 năm tái lập tỉnh và 60 năm Bác Hồ lên thăm Hà Giang, Chủ tịch nướcNguyễn Xuân Phúc mong muốn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hà Giang phấn đấu “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá”.- Phiên họp thứ 6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường cuối năm.- Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Trong đó, đặt mục tiêu tăng trưởng từ 7 đến 7,5%.- Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khuyến cáo, Việt Nam cần bao phủ 2 mũi vắc xin ở tất cả các nhóm đủ điều kiện để kiểm soát và ứng phó với biến thể Omicron.- Kết thúc hội đàm trực tuyến giữa Tổng thống Nga và Mỹ, hai bên vẫn còn bất đồng về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về Ucraina.- Các bên liên quan đến Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 sẽ trở lại bàn đàm phán tại Viên, Áo trong ngày mai. Trước giờ đàm phán, Iran nêu điều kiện tiên quyết để quay trở lại thỏa thuận là tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ phải được dỡ bỏ.
Đang phát
Live