
Cả hai Hội nghị Bộ trưởng tài chính - Thống đốc Ngân hàng và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20) vừa họp tuần qua tại Ấn Độ đều không ra được Tuyên bố chung. Nguyên nhân chính là những mâu thuẫn không thể khỏa lấp giữa một bên là phương Tây và một bên còn lại là Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ucraina. Thất bại trong việc có được tiếng nói chung tại một diễn đàn quan trọng như G20 cho thấy không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự mình giải quyết các vấn đề nóng của thế giới.
- Giảm thiểu rác thải nhựa - Vấn đề cấp bách trong phát triển bền vững ngành du lịch - Quảng Nam – Điểm sáng tiên phong về phát triển du lịch bền vững - Đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” quay về Việt Nam
Cuộc sống đương đại, nhiều giá trị thay đổi, thậm chí biến mất. Trong văn chương nghệ thuật cũng vậy, nhiều giá trị cũ- mới đan xen. Đặc biệt là trong thơ, địa hạt xem chừng dễ cách tân đổi mới. Vấn đề còn lại là đổi mới như thế nào và đổi mới tới đâu khi mà các vấn đề của thơ luôn phải chứa đựng những bề bộn của cuộc sống, lại được phản ánh qua tâm trạng, xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ của người cầm bút. Điều này đã được nhiều thi nhân luận đàm trong Tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay” diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long.
Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ gồm 3 nước Mỹ, Mexico và Canada khai mạc tại Mexico hôm nay. Hội nghị 2 ngày này tập trung bàn thảo một loạt những vấn đề quan trọng đối với khu vực như: vấn đề di cư, biến đổi khí hậu, cạnh tranh kinh tế… Trong bối cảnh các nước đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19, việc 3 quốc gia Bắc Mỹ thúc đẩy quan hệ hợp tác là điều dễ hiểu. Song muốn vậy, họ phải tìm lời giải cho những vấn đề gai góc và khơi thông những cơ hội hợp tác mới. Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc phân tích vấn đề này.
Từ lâu, năng lượng đã trở thành lá bài chiến lược, cũng chính là nguồn cơn căng thẳng trong mối quan hệ phức tạp giữa Liên minh châu Âu (EU) - Nga và Ucraina. Một lần nữa, chủ đề này lại được xới lên tại Hội nghị thượng đỉnh Ucraina - EU lần thứ 23 vừa diễn ra tại thủ đô Ki-ép của Ucraina. Trong bối cảnh dự án đường dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 chạy thẳng từ Nga sang Đức đã cơ bản hoàn thành, chỉ chờ Béc-lin phê duyệt, dự báo có thể cắt giảm nguồn thu lớn của quốc gia trung chuyển là Ucraina; liệu châu Âu sẽ phải xử lý ra sao - không chỉ vấn đề năng lượng mà còn hàng loạt tồn tại trong quan hệ với “điểm nút chiến lược” phía Đông này? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông tin Trung Quốc chuẩn bị công chiếu bộ phim Quân đội Vương Bài, có những chi tiết xuyên tạc lịch sử chiến tranh biên giới của Việt Nam trong giai đoạn thập niên 1980, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định:
Quan hệ giữa Australia và Mỹ với Pháp đang bị ảnh hưởng khi Mỹ, Anh và Australia qua mặt Pháp trong thỏa thuận chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Trong bối cảnh Pháp hiện vẫn là đối tác quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi mà Australia cần nhiều sự hiện diện của các cường quốc thì vào lúc này, Australia đang phải đối mặt với bài toán hóc búa là xoa dịu và làm lành với Pháp.
Lo ngại các biến thể virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh, nhiều nước đang xúc tiến việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em. Song vấn đề tiêm phòng cho trẻ vẫn đang đứng trước thách thức lớn, thậm chí còn làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt về tính cấp thiết của việc chủng ngừa cho nhóm đối tượng mà đa số không thuộc diện có nguy cơ cao này. Chưa kể nhiều ý kiến còn cho rằng, cần xem xét vấn đề đạo đức, phải hoàn toàn chắc chắn về mức độ an toàn cũng như lợi ích của trẻ khi tiêm vaccine COVID-19.
Hơn 1 tuần sau khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Cabul và hầu hết lãnh thổ Afganistan, hôm nay (24/8), hội nghị trực tuyến của các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra nhằm thảo luận về tình hình hiện nay ở Afganistan, theo lời kêu gọi của Anh - nước đang giữ vai trò Chủ tịch luân phiên G7.- Đâu sẽ là cách tiếp cận của Anh cùng các đồng minh trong vấn đề Afganistan, đặc biệt là cách ứng xử với lực lượng Taliban đang nắm quyền tại đây? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có Phiên thảo luận trực tuyến Cấp cao với chủ đề “Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: Thực hiện Nghị quyết 2532 nhằm bảo đảm tiếp cận vaccinne Covid-19 một cách công bằng trong bối cảnh xung đột và mất an ninh”. Đây là phiên họp đầu tiên tại Hội đồng Bảo an có sự tham gia của Mỹ kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua và nó cho thấy sự thay đổi quan điểm của chính quyền mới ở Mỹ khi tiếp cận các vấn đề quốc tế.
Đang phát
Live