Tuyển sinh đầu cấp: Đặt cọc, giữ chỗ trường tư, “cuộc chơi” đầy may rủi”.- Người bỏ tiền túi xây cầu dân sinh tại xã vùng cao Quan Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.- Lần đầu tiên một tổng thống Pháp thăm Mông Cổ.
Cần gì để sản phẩm của AI đáng tin cậy, phù hợp với các giá trị xã hội?.- Tạp chí Âm nhạc: Ca sĩ Loreen cùng hành trình tham gia cuộc thi của cô.- Văn hoá truyền thống của đồng bào Mông trên vùng cao Mù Cang Chải.- Những chia sẻ của người thợ vẽ áo dài tài hoa Trần Hùng Bảo.
Tại buổi mít tinh, nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái sáng 25/9/1958, Bác Hồ từng chỉ rõ, muốn được “ăn no, mặc ấm” là phải định canh định cư, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, bỏ những tập quán lạc hậu trong làm ăn … Lời căn dặn của Người đã, đang được đồng bào các dân tộc nơi đây thực hiện rất tốt, qua đó giúp nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
- Phát triển du lịch cộng đồng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa vùng cao - Thanh Hóa: Xóa nghèo bền vững phải bắt đầu từ nội lực trong dân
Tại các xã và nhiều thôn, bản vùng cao tỉnh Bắc Kạn hiện đều được trang bị tủ sách pháp luật, tủ sách văn hóa với khá nhiều đầu sách thiết thực, hữu ích. Tuy nhiên, những tủ sách này lại không được người dân quan tâm sử dụng, gây ra sự lãng phí đáng tiếc.
Văn hóa truyền thống của đồng bào Mông ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có nhiều nét rất đặc sắc, đang được các thế hệ gìn giữ, phát huy, vừa làm phong phú đời sống tinh thần, vừa góp phần quảng bá, phát triển du lịch địa phương.
Tại những điểm trường cheo leo trên các bản làng vùng cao tỉnh Quảng Nam, nhiều cô giáo dành cả thanh xuân gắn bó với học sinh miền núi. Cuộc sống ở vùng cao bộn bề gian khó, xa quê, xa gia đình nhưng họ vẫn miệt mài cùng công việc.
Cùng với cây thảo dược bản địa như thảo quả, thất diệp nhất chi hoa... hiện nay cây sâm đang được người dân vùng cao Lai Châu tập trung mở rộng diện tích. Đến nay, các doanh nghiệp, cá nhân ở địa phương đã trồng được hơn 100ha và bước đầu mang lại hiệu quả cao về kinh tế so với nhiều loại cây trồng khác trên địa bàn. Tuy nhiên, việc đầu tư mở rộng diện tích hiện nay đang gặp không ít thách thức, đòi hỏi một quy trình đồng bộ khép kín để mang lại hiệu quả bền vững.
Như chúng tôi đã đề cập ở chương trình trước về tình trạng tảo hôn và những hệ luỵ đối với trẻ em, gia đình, xã hội. Điều đáng nói là, hàng ngày, hàng giờ, bọn trẻ vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nguy cơ, có thể trở thành nạn nhân của tảo hôn bất cứ lúc nào. Thế nhưng, với những đứa trẻ được đến trường, học tập, được trang bị kiến thức thì các em có nghị lực, hành trang đối mặt và vượt qua tảo hôn – Chính các em đang viết nên những câu chuyện làm tươi sáng giữa núi rừng. Tiếp tục loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của PV Sỹ Đức, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát phần cuối có nhan đề “Những đứa trẻ vượt cổng trời”
Theo quy định pháp luật, nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ phải từ đủ 18 tuổi mới đủ điều kiện kết hôn. Thế nhưng, ở Việt Nam, nhất là khu vực miền núi, tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn) vẫn tồn tại, nhiều nơi có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp. Không chỉ vi phạm pháp luật, nạn tảo hôn còn gây ra hệ lụy rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội … Những năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nỗ lực ngăn chặn nhưng nạn tảo hôn vẫn tồn tại dai dẳng và nhức nhối, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng này, bắt đầu từ chương trình hôm nay chúng tôi phát loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của Phóng viên Sỹ Đức, bài thứ nhất nhan đề “Bản danh sách đen nơi Cổng trời!”
Đang phát
Live