
Tại các xã và nhiều thôn, bản vùng cao tỉnh Bắc Kạn hiện đều được trang bị tủ sách pháp luật, tủ sách văn hóa với khá nhiều đầu sách thiết thực, hữu ích. Tuy nhiên, những tủ sách này lại không được người dân quan tâm sử dụng, gây ra sự lãng phí đáng tiếc.
Văn hóa truyền thống của đồng bào Mông ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có nhiều nét rất đặc sắc, đang được các thế hệ gìn giữ, phát huy, vừa làm phong phú đời sống tinh thần, vừa góp phần quảng bá, phát triển du lịch địa phương.
Tại những điểm trường cheo leo trên các bản làng vùng cao tỉnh Quảng Nam, nhiều cô giáo dành cả thanh xuân gắn bó với học sinh miền núi. Cuộc sống ở vùng cao bộn bề gian khó, xa quê, xa gia đình nhưng họ vẫn miệt mài cùng công việc.
Cùng với cây thảo dược bản địa như thảo quả, thất diệp nhất chi hoa... hiện nay cây sâm đang được người dân vùng cao Lai Châu tập trung mở rộng diện tích. Đến nay, các doanh nghiệp, cá nhân ở địa phương đã trồng được hơn 100ha và bước đầu mang lại hiệu quả cao về kinh tế so với nhiều loại cây trồng khác trên địa bàn. Tuy nhiên, việc đầu tư mở rộng diện tích hiện nay đang gặp không ít thách thức, đòi hỏi một quy trình đồng bộ khép kín để mang lại hiệu quả bền vững.
Như chúng tôi đã đề cập ở chương trình trước về tình trạng tảo hôn và những hệ luỵ đối với trẻ em, gia đình, xã hội. Điều đáng nói là, hàng ngày, hàng giờ, bọn trẻ vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nguy cơ, có thể trở thành nạn nhân của tảo hôn bất cứ lúc nào. Thế nhưng, với những đứa trẻ được đến trường, học tập, được trang bị kiến thức thì các em có nghị lực, hành trang đối mặt và vượt qua tảo hôn – Chính các em đang viết nên những câu chuyện làm tươi sáng giữa núi rừng. Tiếp tục loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của PV Sỹ Đức, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát phần cuối có nhan đề “Những đứa trẻ vượt cổng trời”
Theo quy định pháp luật, nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ phải từ đủ 18 tuổi mới đủ điều kiện kết hôn. Thế nhưng, ở Việt Nam, nhất là khu vực miền núi, tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn) vẫn tồn tại, nhiều nơi có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp. Không chỉ vi phạm pháp luật, nạn tảo hôn còn gây ra hệ lụy rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội … Những năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nỗ lực ngăn chặn nhưng nạn tảo hôn vẫn tồn tại dai dẳng và nhức nhối, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng này, bắt đầu từ chương trình hôm nay chúng tôi phát loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của Phóng viên Sỹ Đức, bài thứ nhất nhan đề “Bản danh sách đen nơi Cổng trời!”
Bò vàng A Lưới là giống bò bản địa ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Giống bò này có thớ thịt nhỏ, mịn, chăn nuôi tự nhiên nên được thị trường ưa chuộng. Phương thức chăn nuôi của người dân cùng với địa hình A Lưới ở độ cao 680-1150m, giữa hai dãy Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây trong thời tiết đặc thù, tạo nên hương vị riêng có của thịt bò A Lưới. Sản phẩm “Thịt Bò vàng A Lưới” vừa được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận bảo hộ Quốc gia là cơ hội mới cho người dân có nguồn thu nhập ổn định, tạo ra sản phẩm đặc trưng phục vụ tiêu dùng và khách du lịch.
Không quá đông đúc tấp nập, những phiên chợ nơi rẻo cao biên giới Bình Liêu (Quảng Ninh) vẫn luôn rộn ràng và ngập tràn màu sắc. Chợ phiên từ bao đời đã trở thành "điểm hẹn" văn hoá của đồng báo các dân tộc thiểu số nơi đây.
Từ sự nhiệt huyết, tận tuỵ, hết mình với chuyên môn, với người bệnh, bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Quang Mạnh ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã trở thành chỗ dựa tin cậy cho bà con vùng cao lúc không may bị đau ốm, bệnh tât. Nhất là đối với những bệnh nhân nghèo là đồng bào các dân tộc thiểu số như Dao, Tày, Thái, Mông, Khơ Mú...ở miền Tây Yên Bái.
Đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một trong những giải pháp quan trọng để thầy và trò các huyện vùng cao biên giới Lai Châu hướng tới nâng cao chất lượng dạy và học.
Đang phát
Live