
VOV1 - Ngày 25/3, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) công bố thông tin tuyển sinh đại học chính thức năm 2025. Theo thông tin tuyển sinh, nhà trường cũng mở mới ngành Luật thương mại quốc tế, nâng tổng số ngành đào tạo của UEF lên 37 ngành, xét tuyển tổng 5.360 chỉ tiêu.
VOV1 - Năm 2025, công tác tuyển sinh của khối các trường công an, quân đội có một số điều chỉnh, trong đó một số trường thuộc khối quân đội tuyển sinh hệ dân sự và khối các trường công an có điều chỉnh về đơn vị sơ tuyển, phương thức xét tuyển…
VOV1 - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 06/2025 sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, áp dụng từ năm 2025. Những thay đổi này nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch và nâng cao chất lượng tuyển sinh.
VOV1 - Với hàng trăm chỉ tiêu tuyển sinh vào Học viện Hải quân và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân, đây thực sự là những cơ hội lớn để các bạn trẻ được học tập, rèn luyện và công tác trong Hải quân nhân dân Việt Nam.
VOV1 - Sáng 16/3, 20.000 học sinh PTTH trực tiếp tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025. Tham gia ngày Hội còn có gần 90 cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp với 300 gian tư vấn. Đây là ngày hội quy mô lớn nhất từ trước tới nay diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội.
VOV1 - Bộ GD&ĐT dự kiến ban hành Quy chế tuyển sinh đại học 2025 trong tháng 2 với một số điều chỉnh đáng chú ý. Các trường đại học sẽ điều chỉnh phương án tuyển sinh phù hợp, với một số trường tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực.
VOV1 - UBND TP HCM đề xuất chi 653 tỷ đồng để miễn học phí cho tất cả trẻ em, học sinh phổ thông trong và ngoài công lập từ năm học sau, trừ trường có vốn đầu tư nước ngoài.
VOV1 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Công văn số 333 gửi các trường trung học phổ thông, cho biết, Sở sẽ không giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với trường chưa đảm bảo điều kiện hoạt động.
VOV1 - Thủ tướng yêu cầu các địa phương chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức tuyển sinh, bảo đảm minh bạch, thiết thực, giảm áp lực, chi phí cho xã hội.
Chỉ còn vài tháng nữa là bước vào mùa tuyển sinh của các trường ĐH-CĐ. Những năm gần đây, các trường ĐH đã sử dụng 20 phương thức xét tuyển. Trong đó, phần lớn là các phương thức xét tuyển sớm như học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế, kết quả thi đánh giá năng lực… Việc các trường đua nhau tuyển sinh sớm, tuyển sinh thiếu quy chuẩn dẫn đến chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thấp, đẩy điểm chuẩn đầu vào lên rất cao, có ngành gần điểm tuyệt đối gây nên bất bình đẳng. Trước những bất cập nảy sinh do tuyển sinh sớm, mới đây trong Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đề xuất, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo. Những thay đổi này không chỉ tác động đến trường tuyển sinh, mà còn với cả thí sinh có nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm. TS Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live