Anh Đỗ Việt Dũng là nghệ nhân làm đàn thuộc thế hệ thứ tư trong một gia đình làm đàn ở Hà Nội. Gia đình anh đã bắt đầu làm guitar từ những năm 1930. Trước khi quyết định nối nghiệp nghề truyền thống của gia đình, anh Đỗ Việt Dũng đã là cử nhân Luật, đã đi làm tại một công ty máy tính, và đang chuẩn bị hoàn thành khóa học thạc sỹ Luật. Bằng sự cố gắng bền bỉ và đam mê với nghề, giờ đây, những cây đàn ghi ta do anh Đỗ Việt Dũng làm ra rất được bạn bè trong nước và quốc tế ưa chuộng, giá bán tới hàng nghìn đô la Mỹ. Phóng viên Phương Chi trao đổi với nghệ nhân Đỗ Việt Dũng để cùng tìm hiểu làm thế nào để một cây ghi ta truyền thống có thể mang lại những âm thanh đẹp cho cuộc sống:
Người đồng bào Châu Mạ tại xã Tài Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai bao đời nay đều gắn bó với núi rừng đại ngàn, gắn bó với quan niệm “vạn vật hữu linh”. Theo tục lệ hàng năm, người Châu Mạ đều tổ chức nhiều lễ cúng trang trọng để tạ ơn và cầu mong các vị thần, tiếng đồng bào là Yàng sẽ luôn che chở, bảo vệ nhằm mang lại mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân làng. Cùng với lễ tạ ơn Yàng thì nhà dài, chồng chiêng và các nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan gùi, nghề rèn là những nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của đồng bào. Trong đó, Nhà dài được xem là sản phẩm tiêu biểu của công xã thị tộc trong cộng đồng người Mạ xưa kia nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên tránh thiên tai, thú giữ để bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng. Trải qua thời gian, những nét văn hóa xưa dần mai một. Xót xa trước cảnh rừng bị tàn phá, muông thú bị săn bắn tràn lan, nghề truyền thống thất truyền, ông K’Hoài, tại thôn 4 xã Tài Lài quyết tâm tìm ra con đường để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đó chính là phát triển du lịch cộng đồng, dần hình thành các hợp tác xã du lịch. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Phương Chi và ông K’Hoài.
- Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch.- Nước Anh phục hồi kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 để tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh hơn.- Nhóm thanh niên Pháp học cách may khẩu trang để phân phát miễn phí cho người dân địa phương.- Giới thiệu cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” của tác giả Viktor Frankl.- Người dân tộc Châu Mạ với tâm huyết bảo tồn văn hóa truyền thống.
Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, nhiều người lao động mất việc làm, cuộc sống của những người dân nghèo, lao động tự do đã khó khăn càng thêm khó khăn. Họ sẵn sàng chấp nhận cuộc sống khó khăn hơn, chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế, chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch. Trong khó khăn, những “bông hoa thiện nguyện” “nở rộ” trên khắp mọi miền Tổ quốc với rất nhiều hành động đẹp, những tấm lòng nhân ái tương trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Chưa khi nào tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của người dân Việt Nam được lan tỏa nhiều đến vậy. Tất cả cùng chung tay vì người nghèo, để không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị đứt bữa… Chúng ta cùng gặp gỡ những con người, những bông hoa đẹp tỏa ngát hương thơm, để cuộc đời này càng thêm ý nghĩa.
- Nâng khống trang thiết bị chống dịch Covid-19: Làm gì để ngăn chặn trục lợi từ dịch bệnh?- "Lady Gaga” được mệnh danh là Nghệ sĩ vì cộng đồng.- Nghề rèn truyền thống người Mông ở Chế Cu Nha, tỉnh Yên Bái.- Bác sỹ Viện Bỏng Quốc gia và tình nguyện viên với “cây ATM mì tôm" – sẻ chia yêu thương, ấm áp tình người trong mùa dịch.
- “Thắp lửa” văn hóa đọc thời Covid-19: Sống “chậm” để tìm giá trị bình yên.- Nghệ nhân Hàn Quốc ứng dụng nhựa sinh học để sản xuất đồ nội thất.- Cụ ông 73 tuổi tập thể thao gây quỹ ủng hộ chính phủ Anh chống dịch Covid-19.- Sân khấu nghệ thuật truyền thống trong nỗ lực tiếp cận khán giả trên không gian số.- Chương trình “Ai cần cứ đến lấy - Chia sẻ thực phẩm hàng ngày, cùng nhau vượt qua Covid-19” tại Hà Nội.
- Trong thời kỳ mới, trận địa tư tưởng văn hóa báo chí vẫn nóng bỏng.- Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám bệnh từ xa.- “Thắp lửa” văn hóa đọc thời Covid-19: Sống “chậm” để tìm giá trị bình yên.- Sân khấu nghệ thuật truyền thống trong nỗ lực tiếp cận khán giả trên không gian số.
Nghề đúc đồng ở nước ta ra đời từ rất sớm và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng đến nay, nghề thủ công truyền thống này vẫn được bảo tồn rất tốt nhờ những nghệ nhân tâm huyết. Nghệ nhân ưu tú Lê Văn Khang là một trong những người như vậy. Nghệ nhân Lê Văn Khang còn là người đầu tiên kết hợp giữa đúc đồng truyền thống với cơ khí hiện đại để tạo ra những bức tượng đồng để đời.
- Gia hạn hay dỡ bỏ cách li ? – Những vấn đề cần cân nhắc.- Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao? Khi nào người sử dụng điện được hưởng chính sách giá điện giảm do tác động của dịch Covid-19?- Làm thế nào giúp trẻ sử dụng Internet thông minh?- Thấy gì từ hiện tượng mua-bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội ?- Sân khấu nghệ thuật truyền thống nỗ lực tiếp cận khán giả trên không gian số.
Nhằm ngày giỗ Tổ nghiệp Ca trù, Google lần đầu tiên tôn vinh loại hình nghệ thuật ca trù của Việt Nam để khuyến khích giới trẻ quan tâm tới văn hóa truyền thống. Mô hình câu lạc bộ ca trù làng Đông Môn, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, được biết đến như một cái nôi của ca trù vùng duyên hải Bắc bộ.
Đang phát
Live