Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) nhất trí khởi động tiến trình tham vấn về vấn đề trợ cấp xe điện. Vụ việc đã làm gia tăng các hồ sơ gây căng thẳng giữa hai bên từ kinh tế, thương mại đến những khác biệt về lập trường liên quan đến cuộc xung đột tại Ucraina. Tháng 9 năm ngoái, Liên minh châu Âu đã bắt đầu điều tra chống bán phá giá đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc và dự định áp dụng thuế bổ sung đối với mặt hàng này ngay từ đầu tháng 7 tới.
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong những chính sách xã hội ưu việt được triển khai thực hiện từ năm 2009. Bảo hiểm thất nghiệp giúp bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng góp vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nhờ có các chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà rất nhiều người lao động đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, từ đó góp phần ổn định thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, thực tế áp dụng các quy định bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều tồn tại, bất cập. Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay bàn về chủ đề: “Nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp” với sự tham gia của GS.TS Giang Thanh Long, giảng viên viên cao cấp- Khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Dù đã nghỉ công tác nhiều năm nhưng hàng chục cán bộ ở xã Tân Thuận Bình (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) đến nay vẫn chưa nhận tiền trợ cấp theo quy định gây bức xúc đối với các cá nhân được thụ hưởng chế độ này.
"Trung bình mỗi năm có khoảng 1,5 triệu phụ nữ sinh con nhưng chỉ có hơn 615 nghìn người được hưởng chế độ trợ cấp thai sản. Như vậy, có hơn 60% phụ nữ sinh con không được hưởng trợ cấp thai sản." Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Mở rộng diện bao phủ chế độ thai sản tại Việt Nam” do Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 18/10, tại Hà Nội
Từ 5/9, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng lên 2.055.000 đồng. Đây là quy định mới theo Nghị định số 55, ngày 21/7/2023, của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021, ngày 24/7/2021, của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
Tại phiên họp kinh tế- xã hội tháng 2 và nhiệm vụ giải pháp tháng 3, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã đề nghị Cục Thuế TP.HCM đánh giá lại việc thu thuế đối với khoản tiền trợ cấp thôi việc của công nhân Công ty Pouyuen.
Chính phủ tăng phụ cấp ưu đãi với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở- Công bố 20 đề cử bình chọn giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022”- Nhiều khu vực tại Lào Cai báo động nguy cơ cháy rừng cấp 4, cấp 5- Thủ hiến vùng Scotlend Nicola Sturgeon bất ngờ từ chức sau hơn 8 năm lãnh đạo chính quyền vùng này- Thái Lan thông qua chính sách thu phí từ 4 đến hơn 8 đô la Mỹ đối với du khách quốc tế nhập cảnh vào nước này kể từ ngày 1/6 tới
Mối quan hệ Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) rơi vào tình trạng căng thẳng khi nhiều nước châu Âu phản ứng với chính sách mới của Mỹ về trợ cấp chống biến đổi khí hậu, dưới hình thức Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) được Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành hồi tháng 8 năm ngoái. Theo đó, 7 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), thuộc khu vực Bắc và Đông Âu, vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua với Mỹ trong vấn đề trợ giá liên quan đến Đạo luật Giảm lạm phát. Trước đó, hồi giữa tháng 1 vừa qua, Ủy ban châu Âu cũng đã lên tiếng cho rằng chính sách hỗ trợ giá này sẽ khiến các công ty châu Âu khó cạnh tranh hơn và có thể chuyển hướng đầu tư khỏi khối, dẫn tới các tác động tiêu cực đến thị trường và làm phân mảnh chuỗi cung ứng quan trọng. Vậy, nguyên nhân nào khiến các nước châu Âu lại có những phản ứng gay gắt như vậy và châu Âu sẽ có biện pháp ứng phó ra sao để giảm những tác động tiêu cực từ chính sách hỗ trợ này của Mỹ.
Hội đồng Lý luận Trung ương đã khẳng định được vai trò, vị thế, quy tụ, kết nối trí tuệ, tri thức qua 5 nhiệm kỳ hoạt động.- Hôm nay, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.- 4 tháng sau khi cơ bản khống chế được dịch bệnh, Bắc Giang trở thành một trong những “điển hình thành công” về phục hồi sản xuất.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn phải tạm dừng sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí phá sản, kéo theo đó là hàng loạt người lao động tại Đắk Lắk cũng mất việc làm và thu nhập. Để các đối tượng này giảm thiểu khó khăn, Đắk Lắk đã tạo điều kiện thuận lợi để các lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp một cách chính đáng.
Đang phát
Live