Những năm gần đây, nhiều thanh niên đang sống ở nông thôn hoặc từ thành thị trở về nông thôn đã khởi nghiệp bằng chính những nông sản, nguyên vật liệu có sẵn ở quê hương mình. Nhiều người trong số họ đã thành công, xây dựng được thương hiệu hàng hóa có uy tín cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu, làm giàu cho mình và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Chương trình “Khởi nghiệp Xanh” của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) đã ghi nhận và tiếp sức cho làn sóng này hơn 10 năm qua. Hiện nay, trong thời cơ và thách thức của kỷ nguyên mới, các doanh nhân nông nghiệp trẻ này mang nhiều khát vọng phát triển và cống hiến, họ mong mỏi được hỗ trợ để có thể “vươn mình” thành những doanh nghiệp lớn mạnh.
Indonesia đang phát động chương trình “7 thói quen tuyệt vời cho trẻ” nhằm truyền đạt những phẩm chất tích cực cho trẻ em, hướng đến việc xây dựng một thế hệ Vàng tương lai quốc gia.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, với đôi mắt khoẻ, đẹp sẽ giúp trẻ em khám phá thế giới và học hỏi những điều mới. Bảo vệ đôi mắt cho trẻ chính là bảo vệ tương lai của các em. Vậy bảo vệ đôi mắt trẻ như thế nào cho đúng?.
Trong cơ thể người, đôi mắt là bộ phận mỏng manh cần được chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi trẻ có đôi mắt khỏe mạnh sẽ có được tầm nhìn tốt, giúp bé học hỏi và khám phá xung quanh. Việc có thể nhìn rõ hết sức quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì tương lai tươi sáng của trẻ, hãy ưu tiên chăm sóc và bảo vệ đôi mắt trẻ em.
Bộ Y tế dự kiến sớm bổ sung hành vi "chứa chấp", "sử dụng" thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và thẩm quyền xử phạt hành vi này, để áp dụng từ năm 2025 tới. Như vậy, Việt Nam sẽ chính thức trở thành quốc gia thứ 6 trong khu vực Asean và là 1 trong 43 nước trên thế giới cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Sự kiện này vừa được đề cập tại “Hội thảo cung cấp thông tin kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng”. Theo các chuyên gia y tế, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây nhiều hệ lụy về sức khoẻ và xã hội, có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai của đất nước. Nhiều người đặt câu hỏi: Cần làm gì để ngăn chặn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hiệu quả? Gia đình và nhà trường có vai trò ra sao trong việc kiểm soát và bảo vệ con em mình trước tác hại của thuốc lá điện tử? Cùng nghe những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em -Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để hiểu rõ hơn về tác hại của loại thuốc này.
Sáng 24/12, Cục Trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết công tác trẻ em năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Theo đó, tập trung giải quyết kịp thời các vấn đề tồn tại, đặc biệt là bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của trẻ em và giải quyết tình trạng xâm hại trẻ em cả trên môi trường mạng và trong đời sống thực.
Hiện cả nước có hơn 228.200 người nghiện ma túy và người sử dụng ma túy trái phép. Trong đó, có hơn 37.300 người sử dụng trái phép chất ma túy và hơn 170.000 người nghiện ma túy. Đáng lo ngại là trung bình mỗi năm, tỷ lệ người sử dụng ma túy ở Việt Nam tăng từ 5% đến 7%, độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa. Trước thực trạng này, để bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy, giúp người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng là trách nhiệm không của riêng ai.
Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, đoàn thể đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ bị xâm hại tình dục, nhưng thực trạng trẻ em bị xâm hại vẫn ở mức báo động. Do đó, để bảo vệ trẻ em, trách nhiệm không chỉ thuộc về mỗi gia đình, mà cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt trong việc tố giác hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt, dễ trở thành nạn nhân của hành vi bạo hành hoặc xâm hại tình dục. Để trang bị cho các em kiến thức cũng như kỹ năng để ứng phó với những tình huống liên quan đến bạo hành, thời gian qua, nhiều trường học đã triển khai các chương trình giáo dục lồng ghép nội dung về chống bạo lực, quyền trẻ em trong các buổi học; tổ chức lớp dạy kỹ năng tự vệ hoặc tố giác khi chứng kiến các hành vi bạo hành. Qua đó trang bị cho các em học sinh các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân, tránh việc bị lạm dụng xâm hại cũng như các kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong môi trường học đường.
Theo báo cáo của Bộ Công an, 8 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc đã điều tra, khởi tố 1.198 vụ với 1.419 bị can liên quan đến các hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em; xử lý hành chính 48 vụ, 125 đối tượng. Trong đó, 188 vụ dùng mạng xã hội để làm quen với trẻ em để xâm hại. Ngoài ra, tình trạng bạo lực, bạo hành trẻ em cũng thường xuyên diễn ra. Mặc dù hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện đã tương đối toàn diện, nhưng tại sao những vụ việc đau lòng như vậy vẫn diễn ra và chỉ đến khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng xã hội mới biết. Nhiều ý kiến cho rằng, một phần nguyên nhân là do người thân trong gia đình, hàng xóm biết nhưng không dám tố cáo người có hành vi xâm hại:
Đang phát
Live