VOV1 - Quan chức cấp cao của Liên hợp quốc hôm nay cảnh báo 14.000 trẻ nhỏ ở Gaza có thể đối mặt với nguy cơ tử vong trong 48h tới, nếu điều kiện nhân đạo không được lập tức cải thiện.
- Singapore nỗ lực thúc đẩy các sáng kiến chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhỏ - Indonesia giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ nhỏ nhằm tối đa hoá nguồn lực con người - Ngân hàng Thế giới đánh giá cao kết quả phổ cập giáo dục của Campuchia
Chuyên mục “Bước chân đến trường” hôm nay sẽ là thông tin tư vấn về những giải pháp phát triển toàn diện cho cho trẻ nhỏ.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin truyền thông, hiện Việt Nam có 24,7 triệu trẻ em (chiếm 25% dân số) và 2/3 số này dùng Internet. Làm thế nào để trẻ sử dụng internet an toàn, nhất là ở lứa tuổi mầm non, tiểu học? Đây cũng là nội dung của toạ đàm “An toàn trực tuyến cho trẻ em” do Nhà xuất bản Kim Đồng, Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng (CFC Việt Nam), phối hợp cùng Hiệp hội Giáo dục Mầm non Ngoài công lập Việt Nam tổ chức sáng nay.
Thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, những ngày này, tuổi trẻ Đắk Lắk triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực để bày tỏ lòng tri ân đối với những người đã tham gia chiến đấu, hi sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 13 nghìn trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 7 tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, dù số ca mắc chỉ bằng một nửa, song từ tháng 5 đến nay đã ghi nhận sự xuất hiện của virus EV71 có khả năng gây bệnh nặng ở các trường hợp mắc bệnh. Với số ca mắc đang tập trung cao ở khu vực các tỉnh phía Nam, dự kiến trong thời gian tới, dịch bệnh tay chân miệng tiếp tục lây lan mạnh trong cả nước. Vậy để phòng ngừa các nguy cơ diễn biến nặng của tay chân miệng, các gia đình cần lưu ý gì khi các con mắc bệnh? Những dấu hiệu nào có thể khiến trẻ mắc virus EV71 và có nguy cơ chuyển nặng? Chương trình hôm nay chúng tôi dành phần lớn thời lượng đề cập nội dung này.
Thời gian gần đây, cả nước ghi nhận số ca mắc thủy đậu, tay chân miệng, viêm màng não, các bệnh về hô hấp do virus hợp bào RVS tăng nhanh tại các cơ sở y tế khiến số ca mắc các bệnh dịch truyền nhiễm tích lũy từ đầu năm tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ 2022. Thế nhưng, thay vì đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, nhiều bậc phụ huynh lại tự chẩn đoán bệnh và điều trị cho con. Hậu quả của việc này là không ít trường hợp trẻ bị biến chứng, bệnh trở nặng, thậm chí tử vong. Ngành y tế dự báo, với thời tiết giao mùa như hiện nay, các bệnh dịch nguy hiểm ở trẻ thường có xu hướng lây lan mạnh, do đó, số ca mắc có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vậy để tránh các biến chứng chuyển nặng ở trẻ, người dân cần tránh những sai lầm gì trong chăm sóc, điều trị cho trẻ? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Ths. BS Nguyễn Sỹ Đức, Bộ môn Nhi, Đại học Y HN, đồng thời là BS Trung tâm bệnh Nhiệt đới, BV Nhi trung ương.
Tranh cãi Lì xì Tết - lộc may mắn đầu năm hay cái nợ?- Người sáng tạo ra bút màu từ rau củ an toàn với trẻ nhỏ ở Nhật Bản.- Hòa mình vào không khí lễ hội với những âm thanh rộn ràng của cồng chiêng- xoang, thưởng thức văn hóa ẩm thực và hòa mình vào không khí đón Tết cỏ truyền rất đặc trưng của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum.- Ông Đinh Minh Nhật, người cha nuôi của mái ấm Giuse, nơi thắp lên tương lai cho hàng trăm số phận trẻ thơ mồ côi, cơ nhỡ.
Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ việc thương tâm liên quan đến việc trẻ em rơi, ngã tử vong tại các chung cư cao tầng. Mới nhất là sáng 2/7 cháu bé 5 tuổi rơi từ tầng 11 chung cư Vinaconex 1 (phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) theo lối cửa sổ xuống sảnh văn phòng tầng 3 tòa nhà tử vong. Trước thực trạng này, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng và gia đình trong việc thực hiện các biện pháp, tăng cường phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, đặc biệt là ngăn chặn nguy cơ trẻ bị rơi, ngã ở các khu chung cư, nhà cao tầng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa những ẩn họa đối với trẻ nhỏ từ các chung cư cao tầng? Bố mẹ và những người lớn cần có sự quan tâm tới con trẻ trong những ngày nghỉ hè và nghỉ ở nhà phòng dịch ra sao để trẻ thực sự được an toàn? Phó giáo sư tiến sỹ, kiến trúc sư Nguyễn Quang Minh, giảng viên Đại học Xây dựng Hà Nội bàn luận về vấn đề này.
Tại Hà Nội lại vừa xảy ra vụ việc đau lòng khi một cháu bé 5 tuổi tử vong do bị rơi từ tầng 11 tòa nhà chung cư Vinaconex 1 (phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) sáng mùng 1 tháng 7 vừa qua. Đây không phải là những vụ việc cá biệt, mà trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các khu đô thị lớn, thời gian qua liên tục xảy ra những trường hợp thương tâm này. Làm sao để có thể phòng ngừa những ẩn họa đối với trẻ nhỏ từ các chung cư cao tầng? Bố mẹ và những người lớn cần có sự quan tâm tới con trẻ trong những ngày nghỉ hè và nghỉ ở nhà phòng dịch này ra sao để trẻ thực sự được an toàn? Cùng bàn nội dung này với vị khách mời là phó giáo sư tiến sỹ, kiến trúc sư Nguyễn Quang Minh, giảng viên Đại học Xây dựng Hà Nội.
Đang phát
Live