Trong tuần, Trung Quốc và Nga đã tổ chức vòng tham vấn an ninh chiến lược mới tại Moskva. Đây là cuộc họp cấp cao tập trung vào hợp tác chiến lược hai nước nhằm đối phó với các mối đe dọa địa chính trị và an ninh khu vực cũng như toàn cầu. Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã có những bước chuyển đáng kể từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt kể từ đầu năm đến nay. Đó cũng chính là lý do Tổng thống Nga Putin không ngần ngại ca ngợi quan hệ hai nước “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”. Giới quan sát cho rằng, tại vòng tham vấn an ninh chiến lược vừa qua, có thể hai bên đã đề cập việc thiết lập một trật tự thế giới mới thay thế trật tự do Mỹ dẫn dắt.
Chủ trì phiên họp Chính phủ đầu tiên sau Đại hội kiện toàn nhân sự tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 14, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm những vấn đề còn tồn đọng với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể, hiệu quả để triển khai ngay trong mỗi ngành, lĩnh vực.- Quảng Ninh tiếp tục xác lập vững chắc vị trí “quán quân” trong bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI trong 4 năm liên tiếp.- Quảng Nam phòng chống sạt lở ven biển đang uy hiếp nghiêm trọng tới đời sống và sản xuất của cư dân.- Lần đầu tiên kể từ khi khởi phát dịch Covid-19, Campuchia phải phong tỏa thủ đô Phnom Penh để ngăn chặn đà lây lan.- Tổng thống Mỹ chính thức công bố kế hoạch rút binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan, khép lại cuộc chiến dài nhất mà nước Mỹ tham gia, làm 2 nghìn 400 binh sỹ tử trận và tiêu tốn tới 2 nghìn tỷ USD.
- Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn siết chặt quản lý biên giới, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép.- Công an Hà Nội bảo đảm an ninh, trật tự dịp cuối năm.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Một trong những lý do khi xây dựng dự thảo luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu kiện toàn, sắp xếp, bố trí lực lượng, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước… Tuy vậy, sau khi xem xét, cho ý kiến dự thảo luật này, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, các đại biểu Quốc hội đã phân tích nhiều chiều, nhiều góc độ và đa số đại biểu Quốc hội lựa chọn phương án chưa cần thiết phải ban hành đạo luật này:
Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông được xây dựng với mục tiêu đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, bảo vệ quyền con người. Đồng thời Luật điều chỉnh về các chính sách: Quy tắc giao thông; phương tiện và người điều khiển phương tiện tham giao giao thông; tổ chức an toàn giao thông; giải quyết tai nạn giao thông; thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm và trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.Dự thảo được xây dựng trên cơ sở chia tách công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông vận tải trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành. Vậy dự thảo luật này có điểm gì khác so với Luật giao thông đường bộ 2008? Liệu việc tách 2 luật, nhưng cùng về an toàn giao thông đường bộ có thể gây hiểu lầm hoặc chồng chéo về nội dung cũng như xử lý vi phạm hay không?
Như chúng tôi đã thông tin trong các chương trình Theo dòng Thời sự trước, việc hàng loạt công trình xây dựng sai phạm tại 2 đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang diễn ra từ nhiều năm nay. Việc xây dựng không phép, sai phép hoặc tự ý điều chỉnh quy hoạch dự án đang gây bức xúc trong nhân dân, phá nát quy hoạch và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của những đô thị này. Thậm chí, có những công trình xây dựng sai phép, đến mức Thủ tướng chỉ đạo xử lý nhiều lần nhưng vẫn không được giải quyết. Vấn đề đặt ra là: Những sai phạm đó là do lỗ hổng của pháp luật hay do lợi ích nhóm?. Bài 3 của loạt phóng sự “Sai phạm trong hoạt động xây dựng: Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm” do các phóng viên Thành Trung và Hoàng Dương thực hiện sẽ đi tìm lời giải cho câu hỏi này.
Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hàng loạt công trình xây dựng sai phép, không phép đã và đang mọc lên, thể hiện sự coi thường pháp luật và sự yếu kém trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Thậm chí, có những công trình xây dựng sai phép, đến mức Thủ tướng chỉ đạo xử lý nhiều lần, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề đặt ra là: Những sai phạm đó là do lỗ hổng của pháp luật hay do lợi ích nhóm?. Loạt phóng sự do nhóm phóng viên Thành Trung và Hoàng Dương thực hiện sẽ làm rõ vấn đề này. Bài 1: “Vi phạm trong lĩnh vực xây dựng: Con voi chui lọt lỗ kim”.
- Vì sao trật tự an toàn giao thông đường thủy 6 tháng đầu năm diễn biến phức tạp?- Hải Dương tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp các vị đại sứ trình Quốc thư.- Chủ trì cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ, bàn giải pháp tiếp tục phòng, chống COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đề nghị không được ép người dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ.- Hôm nay cảnh sát giao thông toàn quốc ra quân tổng kiểm soát xử lý vi phạm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội.- Công an tỉnh Đồng Nai tạm giữ 3 người để điều tra vụ sập công trình xây dựng trong khu công nghiệp Giang Điền.- Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới Roberto Azevedo bất ngờ tuyên bố từ chức trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.- Mỹ kêu gọi Trung Quốc dừng đánh cắp nghiên cứu về Covid-19 trên mạng internet.
- Cần xử nghiêm những đối tượng lợi dụng dịch Covid-19 để trục lợi.- Bắc Giang tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)