Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại khóa họp 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, khẳng định: Việt Nam hợp tác cùng các nước chiến thắng đại dịch COVID-19 và ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, gặp gỡ Hiệp hội, lãnh đạo tập đoàn lớn của Hoa Kỳ để xúc tiến thương mại, đầu tư; gặp thân mật kiều bào ở Mỹ.- Các địa phương cần phải rút kinh nghiệm khi để xảy ra tình trạng người dân đổ ra đường quá đông trong đêm trung thu vừa qua khiến nguy cơ lây nhiễm covid 19 cao. - Lần đầu tiên Việt Nam phát triển thành công công cụ sàng lọc và tiên lượng điều trị COVID-19 ứng dụng trí tuệ nhân tạo.- Các địa phương và bộ ngành chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.- Báo chí quốc tế ca ngợi Đội tuyển Futsal Việt Nam kiên cường trước Á quân Futsal thế giới, đội tuyển Futsal Nga khi chỉ để thua sát nút 2-3 trong vòng 1/8 World cup Futsal.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, những trợ lý ảo AI, những camera AI đã và đang giúp Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả. Không những vậy, khi cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới, những ứng dụng của AI còn giúp bộ máy quản lý nhà nước và doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới và thúc đẩy chuyển đổi số”- là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
- Nếu như trước đây, trí tuệ nhân tạo AI được xếp là một ngành khoa học hàn lâm, chưa có nhiều ứng dụng, thì gần đây, với sự phát triển của công nghệ, AI đã gần gũi với cuộc sống hơn, tạo ra nhiều thành tựu mới, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống. - Tại Việt Nam, trải qua gần hai năm dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là ở đợt bùng phát lần thứ 4 này, công nghệ trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng, giúp giảm gánh nặng cho đội ngũ y tế, lực lượng phòng, chống dịch thông qua các ứng dụng thiết thực. - Thưa quý vị! Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số, AI sẽ là công nghệ cốt lõi cùng với các công nghệ số khác, cho phép Việt Nam thực hiện được công cuộc chuyển đổi số quốc gia. - Thời gian qua, AI phát triển nhanh nhờ tính ứng dụng trong lĩnh vực đời sống. Và cũng xuất phát từ đó, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược Quốc gia về Nghiên cứu, Phát triển và Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.
Nên quản lí tiền công đức như thế nào ?- Các quán bar tại Tây Ban Nha đã mở cửa trở lại sau 15 tháng đóng cửa do dịch Covid 19.- Lớp học tình thương thời đại dịch cho trẻ em nghèo tại Ấn Độ.- Cuốn sách “Để cha mẹ trở thành “Bác sĩ thông thái của con”.- Đóng góp và thành công của trí tuệ Việt trong việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phòng chống đại dịch Covid 19.
Trên thế giới, ngày càng có nhiều lời kêu gọi, ủng hộ việc bãi bỏ bản quyền vaccine Covid-19, với hi vọng có thể sớm kết thúc đại dịch. Mỹ và Nga – những nước sản xuất được nhiều loại vaccine Covid-19 cũng đã lên tiếng ủng hộ. Và quá trình đàm phán bãi bỏ bản quyền vaccine sẽ diễn ra ở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, quá trình này được đánh giá có thể kéo dài hàng tháng bởi một số nước châu Âu và các hãng dược phẩm đều đã lên tiếng phản đối. Thay vì muốn bàn về việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine, EU kêu gọi các nước sản xuất vaccine lớn khác trước hết hãy xuất khẩu vaccine nội địa.
- Bài học về bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản Việt từ câu chuyện gạo ST25 - Giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển - Sản xuất theo chuỗi để phát triển nông nghiệp hữu cơ - Phòng chống dịch bệnh mùa nóng cho đàn vật nuôi
- Việt Nam ứng cử HĐ Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025: Hoàn toàn xứng đáng!- Luật sư giải đáp về thủ tục kiểm tra hòm phiếu; Cách thức ghi phiếu bầu và bỏ phiếu đúng quy định pháp luật.- Cạnh tranh địa chính trị - “nóng” cả lĩnh vực hàng không vũ trụ.- Loạt bài “Quy hoạch, khai thác không gian ngầm cho Hà Nội" - Bài 2 nhan đề: Bao giờ Hà Nội có được quy hoạch thống nhất về không gian ngầm?- Ủy ban châu Âu công bố đề xuất các quy định đầu tiên về trí tuệ nhân tạo.
Liên quan đến việc “thương hiệu” gạo “ST25” được các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ (và cả Việt Nam) dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo này vào thị trường Hoa Kỳ, mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) - cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã khẳng định: ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Câu chuyện gạo ST25 tiếp tục làm dấy lên lo ngại về việc các thương hiệu Việt bị “cướp trắng” do sự lơ là, chưa quan tâm chính đáng đến vấn đề sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi đây không phải lần đầu tiên thương hiệu của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trước. Những bài học về mất thương hiệu tại nước ngoài đã có, nhưng vì sao doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa rút được kinh nghiệm? Cần làm gì để nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ thương hiệu-nhãn hiệu nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường nước ngoài? Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” đây là vấn đề được ông Nguyễn Văn Bảy- Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) phân tích.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”- Hỏi đáp về bầu cử giải đáp về những công việc mà các Tổ bầu cử cần phải thực hiện trước và trong ngày bầu cử 23/5.- Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận vụ diệt chủng người Armenia: Quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ bước vào vòng xoáy căng thẳng mới”.- Vì sao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TPHCM tụt hạng rồi dậm chân tại chỗ?- Hàn Quốc cải tiến ống tiêm giúp đẩy nhanh quá trình tiêm vắc xin COVID-19.
Chỉ cần một chương trình thu thập dữ liệu ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thì kho dữ liệu dường như vô tận lại trở thành “miếng mồi béo bở” cho tội phạm mạng. Chưa kể, dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, nhiều công nghệ mới đột phá và đang phát triển vượt bậc sẽ giúp cho trí tuệ nhân tạo càng thông minh hơn, nên đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.
Đang phát
Live