
Những ngày gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ đuối nước làm hàng chục học sinh thiệt mạng. Theo thống kê, mỗi năm, đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 trẻ, trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Con số này đã khiến Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ trẻ em đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước phát triển. Vì sao liên tục được cảnh báo nhưng tình trạng đuối nước vẫn diễn ra ở trẻ nhỏ, thậm chí với mức độ ngày càng tăng? Người lớn đang ở đâu trước những nguy cơ, rủi ro đuối nước ở trẻ mà những nguy cơ đó được dự báo trước?
Góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần giảm bớt sự các thủ tục rườm rà và phân cấp mạnh hơn cho các cơ quan quản lý theo Luật. Bài của nhóm phóng viên Minh Long – Vân Hồng đề cập vấn đề này.
Hôm nay Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV khai mạc. Kỳ họp làm việc 19 ngày, theo 2 hình thức: họp trực tuyến và họp tập trung, sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với 6 dự án luật khác. Trong đó, Quốc hội dành khoảng 10 ngày cho công tác xây dựng pháp luật (chiếm tỉ lệ hơn 50% tổng thời gian của kỳ họp). Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành thời gian cho việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác. Trong phiên khai mạc sáng nay, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi tới kỳ họp. Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi tới kỳ họp lần này khác biệt hơn bởi dịch Covid 19 đã, đang ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân. Do đó, có nhiều vấn đề cử tri mong muốn sớm được giải quyết trong đó có đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình chung và từng địa phương; triển khai nhanh và kiểm soát chặt chẽ các gói hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và an sinh xã hội, bảo đảm phát huy hiệu quả, tránh tiêu cực, lãng phí.
- Việt Nam trách nhiệm với thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19.- Doanh nghiệp khai thác thị trường - “kích cầu” tiêu dùng trong nước.- Những cảnh báo về nguy cơ “dịch chồng dịch”.- Giải thưởng Cánh diều 2019: Phim đề tài gia đình thắng thế.
- Trách nhiệm nêu gương: Cương vị càng cao, ở những thời điểm quyết định càng phải nêu cao tính tiền phong gương mẫu.- Thành phố Hà Nội: Củng cố xây dựng Đảng và tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Công tác cán bộ đóng vai trò then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Trong lịch sử của mình, Đảng ta luôn quan tâm tìm người tài đức bổ sung cho đội ngũ rèn luyện, bố trí vào các vị trí lãnh đạo hệ thống chính trị các cấp. Việc đề cử, tiến cử cán bộ là rất quan trọng. Bởi vậy, ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm người đề cử, tiến cử cán bộ là điểm mấu chốt trong công tác nhân sự để thực sự tìm được cán bộ có đức, có tài vào bộ máy lãnh đạo các cấp và ở Trung ương. Phóng viên Lại Hoa có bài viết về nội dung này:
Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại bằng nhiều hình thức như xâm hại tình dục, bạo lực, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt.... trong giai đoạn từ 2015-2019. Đó là con số được nêu lên trong báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đáng nói, qua giám sát cũng chỉ ra nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Công tác theo dõi, thống kê tình hình trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến, số vụ xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế. Những nhận định này đặt câu hỏi về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt của cấp chính quyền địa phương.
Hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa có bài viết về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII với nhan đề “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng”. Trong bài viết, người đứng đầu Đảng và Nhà nước nêu các yêu cầu chủ yếu nhằm xây dựng Ban Chấp hành Trung ương mà hạt nhân là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng. Sau khi đưa ra nhiều tiêu chuẩn cho Ủy viên Trung ương khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: phải vừa có Đức vừa có Tài, trong đó Đức là gốc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng đặc biệt chú ý đến trách nhiệm cá nhân của người đề cử, tiến cử nhân sự Đại hội XIII. Đề nghị làm rõ: Ai là người chịu trách nhiệm trong tiến cử, đề cử. Ghi nhận của phóng viên Lại Hoa:
- Khôi phục hoạt động vận tải hành khách đảm bảo an toàn phòng dịch.- Doanh nhân Trịnh Xuân Giáp với thông điệp: Phát triển kinh doanh bền vững luôn vì sức khỏe người tiêu dùng với sự tử tế và tính kỷ luật cao.
- Ý thức, trách nhiệm công dân trong phòng chống dịch: Đôi điều cần nói.- Tiếp nhận giải quyết tin báo tội phạm không thấu tình đạt lý - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “người ngay sợ kẻ gian” - nhìn từ thực tế vụ án Đường Dương ở Thái Bình.