
“Việt Nam đã tự định vị thành công trên bản đồ bình đẳng giới toàn cầu”, là đánh giá của Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam Ê-li-xa Phéc-nan-đết Xa-en (Elisa Fernandez Saenz) trong cuộc trò chuyện với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ bản Hiến pháp đầu tiên đề cập vấn đề nam nữ bình quyền, cho đến nay, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới và được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua, được Liên hiệp quốc đánh giá là điểm sáng về thực hiện bình đẳng giới, một trong số các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Phóng viên Thu Hoài có bài viết:
Chuỗi giá trị toàn cầu (hay còn gọi là chuỗi cung ứng toàn cầu) là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hoá trong đó nhiều nước tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm bằng cách tham gia chuỗi mắt xích cung ứng toàn cầu là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp nội địa phát triển và nền kinh tế nước ta đẩy mạnh tăng trưởng. Để đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, Chính phủ đã đề ra ba giải pháp đột phá như: đột phá về thể chế, đột phá về nhân lực chất lượng và phát triển hạ tầng công nghệ.
- Ngân hàng giảm lãi suất lần 3 - hơn 10 nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá vốn, kích cầu nền kinh tế.- Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Nâng cao năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.- Trò chuyện với doanh nhân Lê Hải Bình: Thiếu nhân lực, mất nhiều cơ hội trong “thời thịnh” thương mại điện tử.
Từ ngày 21/9 đến 2/10, tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 chính thức diễn ra theo hình thức kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Kỳ họp này cũng đánh dấu 75 năm ngày thành lập Liên hợp quốc - khuôn khổ tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu. Diễn ra trong bối cảnh các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp; cùng với nhiều thách thức an ninh truyền thống vẫn đang tồn tại, vai trò của Liên hợp quốc sẽ được thể hiện ra sao? Các thành tựu đã đạt được trong 75 năm qua cần phải được phát huy thế nào trong thời gian tới? Đây sẽ là những nội dung trọng tâm được bàn thảo tại tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần này. Cùng VOV1 trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ.
Ngày hôm nay (17/9) đã đánh dấu số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu vượt mức 30 triệu người, trong khi số ca tử vong cũng sắp chạm con số 1 triệu. Trước những diễn biến phức tạp hiện nay, giới chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các xu hướng dịch bệnh đáng lo ngại đang diễn ra ở nhiều nước.
Theo thống kê mới nhất, tính đến chiều nay (giờ Việt Nam), thế giới có tổng cộng hơn 24 triệu người mắc Covid-19, trong đó có hơn 823 nghìn người tử vong. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mặc dù dịch bệnh có dấu hiệu giảm ở một số khu vực, nhưng vẫn còn nhiều diễn biến khó lường, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á. Trước thực trạng này, nhiều quốc gia vẫn đang đẩy nhanh quá trình điều chế, thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19. BTV Anh Tuấn tổng hợp:
Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng, số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới tăng hơn 3 triệu ca, trong khi số ca tử vong tăng hơn 100 nghìn ca, cho thấy tốc độ lây lan nghiêm trọng của dịch bệnh. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải thừa nhận, dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu nghiêm trọng nhất mà tổ chức này từng đối mặt. Trước việc không ít các quốc gia tái đóng cửa đất nước và hạn chế đi lại, theo các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới, thế giới cần có những giải pháp dài hơn nhằm kiểm soát dịch bệnh, không chỉ phụ thuộc vào biện pháp hạn chế đi lại.
Chỉ một năm, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), năm 1996 Việt Nam đã tham gia Khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA). Đây là những bước đi đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến lược đối ngoại trên cơ sở đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ với đối tác, trong đó lấy hợp tác kinh tế là nền tảng quan trọng - một trong 3 trụ cột trong hợp tác ASEAN. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày Việt Nam trở thành thành viên ASEAN (28/7/1995- 28/7/2020) và Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN từ đầu năm 2020, nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện loạt bài “Hợp tác kinh tế: Một trong 3 trụ cột chính trong quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN”. Phần đầu của loạt bài viết này với nội dung “Sự trưởng thành từ những cam kết khu vực đến hội nhập toàn cầu”.
Một loạt động thái căng thẳng mới đây trong quan hệ Mỹ-Trung đặt địa chính trị quốc tế trước một sự bất ổn mới. Cụm từ « chưa từng có tiền lệ » được giới phân tích quốc tế nhắc nhiều lần khi mô tả việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng lãnh sự quán ở Houston, cũng như những phản ứng đáp trả từ Trung Quốc, cho thấy dường như quan hệ Mỹ-Trung sắp «chạm đáy » và triển vọng đối thoại giữa hai bên đã trở nên xa vời. Cần hiểu bản chất của các hành động đối đầu trực diện Mỹ-Trung như thế nào và tác động của nó tới đời sống chính trị quốc tế ra sao trong những ngày tới? BTV Quỳnh Hoa có cuộc trao đổi với TS Phạm Cao Cường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam để làm rõ hơn về nội dung này.
Tính đến trưa nay (giờ Việt Nam), theo trang mạng thống kê worldometers.info, số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu lên đến hơn 12 triệu 800 nghìn người và chỉ trong 24 giờ qua, một số quốc gia và thành phố tiếp tục ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục. Trước tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Tổ chức Y tế thế giới đã lên án "sự thiếu tinh thần lãnh đạo" trong cuộc chiến chống dịch bệnh và thúc đẩy tinh thần hợp tác toàn cầu. BTV Anh Tuấn tổng hợp:
Đang phát
Live