Thảo luận về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững.- Phải tranh thủ từng phút, từng giờ, đặt hiệu quả lên hàng đầu và huy động mọi nguồn lực để chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.- Đừng để tin giả cản bước cuộc chiến phòng, chống Covid 19.- Thanh tra Chính phủ kiến nghị Hà Nội thu hồi hơn 42 tỉ tiền sai phạm tại một gói thầu trong dự án buýt nhanh BRT, nếu các đơn vị liên quan không thực hiện thì chuyển sang cơ quan điều tra xử lý.- Hàn Quốc và Triều Tiên khôi phục đường dây nóng, nhất trí cải thiện quan hệ song phương.- Trước thông tin về cuộc khủng hoảng chính trị tại Tuynidi, cộng đồng quốc tế quan ngại và kêu gọi giải quyết khủng hoảng thông qua đối thoại.
Tung tin giật gân, tin giả về dịch bệnh Covid-19 đang được các đơn vị chức năng ví như một “bệnh dịch” cần phải tăng cường xử lý, để hạn chế sự lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận. Ông Vũ Thế Bình - Giám đốc Công ty Net Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam - nhấn mạnh: "Những tin tức được chia sẻ trên mạng xã hội rất nhiều và từ nhiều nguồn khác nhau, trong số đó có không ít tin giả và tin xấu về dịch bệnh, nhằm gây sự chú ý của mọi người. Với tốc độ lan truyền của mạng xã hội, thì nếu người dân không tỉnh táo và không phân biệt được thật - giả, thì những tin đó có thể tác động rất tiêu cực đến công tác phòng chống dịch Covid-19". Chương trình sẽ gợi ý một số cách phân biệt tin thật – tin giả trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, người sử dụng các mạng xã hội cũng cần thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hạn chế lan truyền những thông tin sai sự thật.
Từ các phương pháp phòng chống và điều trị COVID-19 phản khoa học cho đến tâm lý e dè không dám tiêm phòng hay tự ý trị bệnh mà không tuân thủ theo chỉ dẫn của nhân viên y tế đều đang để lại những hậu quả đáng tiếc xuất phát từ các thông tin sai lệch đang được lan truyền khá phổ biến trên mạng xã hội những ngày gần đây. Nếu không nhanh chóng được kiểm soát, xử lý một cách kịp thời,“ma trận” các tin giả ăn theo COVID-19 có nguy cơ làm chậm lại những bước tiến trong cuộc chiến chống đại dịch trên toàn cầu.
Tin giả thời Covid-19, "bệnh dịch” nguy hiểm cần ngăn chặn.- Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới cùng giải “bài toán khó” về công bằng vắc-xin.- Hà Nội tiêu hủy hơn 7.000 sản phẩm trị giá gần 2 tỷ đồng.
Trong lúc đại dịch Covid-19 với chủng mới Delta đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và đặt ra không ít thách thức với rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, thì làn sóng tin thất thiệt, tin giả mạo liên quan đến vấn đề này cũng bùng phát, hoành hành trên mạng xã hội, làm rối loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Nạn tin giả "ăn theo” dịch Covid-19 được nhận định là không kém phần nguy hiểm so với bệnh dịch đang diễn ra. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số đối tượng đã không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc ác ý về tình hình dịch bệnh, mới đây nhất là hình ảnh sai sự thật về người chết vì COVID-19 tại một bệnh viện được cho là tại TP.HCM, nhưng thực tế là ở Myanmar.. Đây chỉ là 1 trong hàng loạt tin giả xuất hiện trên mạng xã hội trong thời gian gần đây, bóp méo những nỗ lực phòng chống dịch, gây hoang mang trong cộng đồng. “Bệnh dịch tin giả” này cần xử lý ra sao? Và cần làm gì để ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật? Ông Vũ Thế Bình - Giám đốc điều hành Công ty Netnam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cùng phân tích, bàn luận về vấn đề này.
Làm gì để mỗi người dân "miễn dịch" trước vấn nạn tin giả. - Câu chuyện thú vị đằng sau album mới ra mắt của bộ đôi nhạc sĩ - nhà sản xuất âm nhạc Jimmy Jam và Terry Lewis. - Chat với MC Đại Nghĩa & MC Quỳnh Hoa miệt mài với các hoạt động thiện nguyện giữa tâm dịch TPHCM.
Tin giả - fakenews là chủ đề không mới, nhưng luôn mang tính thời sự khi thời gian qua liên tiếp xuất hiện các tin giả ở mọi lĩnh vực, mọi thời điểm, và xảy ra ở nhiều địa phương. Nóng nhất hiện nay là các tin giả liên quan tới dịch bệnh covid 19, lệnh thực hiện giãn cách xã hội ở các địa phương. Nổi bật nhất là trong tuần, tại tp HCM nhiều người dân bất chấp lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, đổ xô đến các siêu thị, trung tâm thương mại mua tích trực thực phẩm sau khi nghe tin giả tp HCM sẽ áp dụng lệnh phong tỏa toàn thành phố. Nhận diện tin giả, nguyên nhân xuất hiện, tác hại của nó và đề xuất giải pháp ngăn chặn tin giả để người dân có ý thức nâng cao cảnh giác, chủ động phòng, chống tin giả, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng hiện nay. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh và luật sư Diệp Năng Bình, đoàn luật sư tp HCM.
Trong bối cảnh cả nước đang phải đương đầu với làn sóng dịch Covit19 thứ 4, vẫn tiếp tục có những kẻ tung thông tin giả, sai sự thật về nhiều hoạt động của đời sống xã hội, thậm chí mạo danh hoạt động thiện nguyện, cố tình làm méo mó hình ảnh của lực lượng tuyến đầu khiến công tác phòng chống dịch bệnh càng trở nên khó khăn Câu hỏi đặt ra là có phải chế tài xử lý đối tượng tung tin giả chưa đủ sức răn đe khiến những vi phạm này liên tục lặp lại? Người dùng mạng xã hội cần ứng xử ra sao trước những thông tin giả, sai sự thật?
Lộ thông tin cá nhân, hoặc bị công bố quá chi tiết về hình ảnh, thông tin, lịch trình di chuyển của bệnh nhân Covid-19 trong thời gian gần đây đã dẫn tới nhiều hệ luỵ. Trong đó, phải kể đến tin giả, tin sai sự thật vẫn xuất hiện nhiều trên trên mạng xã hội: từ tin giả về vắc xin phòng chống Covid-19, tin giả lừa đảo, đa cấp biến tướng; cho đến cả việc phát tán hình ảnh giả mạo về lịch trình di chuyển, tiếp xúc của bệnh nhân Covid-19,.. khiến không ít người bị nghi ngờ tiếp xúc với các bệnh nhân F0, hoặc bị xa lánh. Đây là nội dung được phản ánh trong mục Vấn đề xã hội, để thấy rằng đang cần nhiều hơn nữa những quy định chặt chẽ về việc bảo mật dữ liệu cá nhân.
Trong những ngày qua, cả nước liên tiếp ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới tại cộng đồng. Trong khi Chính phủ, các địa phương, ngành y tế cùng toàn dân căng mình chống dịch, thì lại có những kẻ tung thông tin giả, sai sự thật về dịch bệnh khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Phải chăng, việc xử lý đối tượng tung tin giả chưa đủ sức răn đe? Cộng đồng mạng cần ứng xử với những thông tin giả, sai sự thật về dịch Covid 19 như thế nào?
Đang phát
Live