Một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Google mới đây cho thấy sự gia tăng của các thông tin sai lệch ở Đông Nam Á diễn ra song song với xu hướng ngày càng phát triển của công nghệ, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI). Trong bối cảnh đó, các quốc gia cần có “cách tiếp cận đa diện” để giải quyết vấn nạn này trong khu vực.
- Mạng xã hội có nhiều tin giả, quảng cáo sai sự thật - Nâng cao các giải pháp bảo vệ người sử dụng. - - Ninh Bình: Phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.
Một nhóm gồm 20 công ty công nghệ hàng đầu thế giới, trong đó có những “Gã khổng lồ” như Meta, Microsoft, Google hay Open AI vừa ký hiệp định hợp tác chống tin giả do Trí tuệ nhân tạo AI tạo ra. Hiệp định được công bố tại Hội nghị an ninh Munich đang diễn ra tại miền Nam nước Đức, trong bối cảnh năm 2024 được xem là năm quan trọng đối với các cuộc bầu cử trên toàn cầu.
“Các bộ ngành địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và người dân để kiểm soát lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.” Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ đã nhấn mạnh điều này tại phiên họp Ban Chỉ đạo đánh giá về kết quả công tác điều hành giá 9 tháng năm 2023 và định hướng những tháng còn lại của năm 2023, diễn ra sáng nay tại Trụ sở Chính phủ.
- Các nước ASEAN chung tay ngăn chặn, xử lý tin giả - Diễn tập Đoàn kết ASEAN lần thứ nhất nhằm tăng cường tuần tra an ninh hàng hải chung, ứng phó với thảm họa. - Indonesia tăng cường các biện pháp phòng,chống cháy rừng
- Mạng xã hội nhiều nội dung xấu, độc. - Khuyến cáo về những giải pháp bảo vệ người sử dụng (nhất là trẻ em) để hạn chế trở thành “nạn nhân” bất đắc dĩ. - Robot có khứu giác siêu nhạy bén.
Tình hình dịch bệnh Covid 19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, cả nước đang chung sức thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên, vẫn có không ít người vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh trong đó có hành vi tung tin giả về dịch bệnh làm ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội. Để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 78 phiên họp Chính phủ ngày 20/07/2021 về phòng chống dịch Covid 19, kịp thời chấn chỉnh tình trạng tung tin giả, sai sự thật về dịch bệnh, ngày 23 tháng 7 năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản thực hiện Nghị quyết số 78 của Chính phủ và tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên mạng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh.- Cảnh giác với thông tin sai sự thật, tin giả lan truyền trên Internet, ảnh hưởng tới công tác phòng chống dịch Covid-19.- Nắng nóng liên tục khắp các tỉnh miền Trung với mức nhiệt khoảng 40 độ C. Riêng Thừa Thiên Huế đã xảy ra 7 vụ cháy rừng trên diện rộng.- Ở nhiều nước Đông Nam Á diễn ra các hoạt động phù hợp kỷ niệm 54 năm hình thành và phát triển Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).- Taliban giành quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ quan trọng tại Afganistan.- Nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Xẻng-phết Hùng-bun-nhuông – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam.
Biến thể Delta được cho là nguyên nhân gây ra làn sóng COVID-19 mới tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những thông tin sai lệch về COVID-19, vắc-xin hay phương pháp điều trị khiến cuộc chiến chống dịch bệnh trở nên khó khăn hơn. Cộng đồng quốc tế đang được kêu gọi kích hoạt một cuộc chiến thứ 2 đối phó với tin giả, virus đang lây lan nhanh với nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Những ngày qua, trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin giả, thông tin xấu độc về công tác phòng chống dịch Covid 19, cùng số lượng lớn các video clip “tự phát” phát tán tràn lan khiến dư luận hoang mang, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực phòng chống, dịch bệnh mà toàn xã hội đã, đang triển khai. Trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chế tài mạnh mẽ hơn trong việc xử lý tin giả gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch; xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin giả theo quy định của pháp luật.
Đang phát
Live