Sáng nay, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ viếng Đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam theo nghi thức Quốc tang. Nhóm phóng viên Văn Hiếu – Lại Hoa phản ánh:
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước một số quốc gia đã gửi Điện hoặc Thư chia buồn tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Phú Thọ xác định du lịch là một trong những mũi nhọn phát triển của địa phương trong giai đoạn tới.- Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai kêu gọi các công nhân làm việc trong các môi trường độc hại như tái chế nhựa, khai khoáng... khẩn trương đi kiểm tra sức khỏe để sàng lọc và phát hiện nhanh nguy cơ nhiễm độc thiếc.- Liên minh châu Âu (EU) công bố ba chương trình hợp tác mới với ASEAN tương đương với hơn 15 triệu USD, nhằm hỗ trợ đô thị hóa thông minh và bền vững, quản lý rừng bền vững, và định chế kiểm toán tối cao của ASEAN.- Cảnh sát Belarus bắt giữ thêm 700 đối tượng trong ngày biểu tình thứ 4 sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Trước khi đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Lê Khả Phiêu là một chiến sỹ, cán bộ trưởng thành từ công tác chiến đấu ở các chiến trường, từ miền bắc, miền Trung, miền Nam và ở chiến trường Cam-pu-chia. Sau đó lại đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nên trong lòng nhiều quân nhân, khi nghĩ về đồng chí Lê Khả Phiêu, luôn đầy ắp tình cảm với người đồng đội, vị chỉ huy tài đức, sáng suốt, giản dị, chân thành mà sâu sát. Ghi chép của phóng viên Nguyên Nhung:
- Bỏ sổ hộ khẩu: có lợi cho dân, phải quyết làm.- Giải pháp ứng phó với dịch bệnh Covid-19 tại Thành phố Đà Nẵng và các địa phương trong cả nước.- Liên danh tranh cử Joe Biden - Kamala Haris: Lợi thế nào cho đảng Dân chủ?- Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trong lòng đồng chí, đồng đội.- Sự cố tràn dầu ở Mauritius gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái Ấn Độ Dương.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng trao thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.- Hà Nội cảnh báo nguy cơ dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng từ ca mắc chưa rõ nguồn lây. Tại thành phố đã có 7 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong khi đó, tỉnh Quảng Nam quyết định tạm dừng hoạt động không thiết yếu bắt đầu từ 24h đêm nay trên phạm vi toàn tỉnh để phòng, chống dịch.- UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo kiểm tra công trình thuỷ lợi trị giá gần 120 tỷ đồng, chưa nghiệm thu đã hư hỏng nghiêm trọng.- Nga thông báo các lô vắc-xin phòng dịch đầu tiên sẽ được sản xuất trong 2 tuần nữa.
- Chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần: "cái gì có lợi cho dân, làm gì để xã hội phát triển tốt thì nên tiến hành, không quyền anh, quyền tôi mà làm chậm trễ sự phát triển của đất nước".- Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ban hành chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030. Quyết định này nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên khẳng định địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước.- Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương họp kỳ thứ 8, khẳng định lý luận phê bình văn học nghệ thuật cần làm rõ tính dẫn đường.- Hàng chục người hôm nay đến đăng ký hiến huyết tương nhằm cứu chữa các bệnh nhân Covid -19 nặng.- Sau Mỹ, hàng loạt quốc gia châu Âu đang lên kế hoạch điều tra đối với ứng dụng mạng xã hội Tiktok của Trung Quốc.- Nhân ngày thanh niên 12/8, Tổ chức Lao động Quốc tế cảnh báo giới trẻ đang đối mặt với mất việc làm và cơ hội giáo dục do dịch Covid 19 gây ra.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.- Tiếp tục phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.- Từ hôm nay, hơn 1.400 khách du lịch mắc kẹt ở Đà Nẵng sẽ được đưa về TP.HCM, Hà Nội trên 7 chuyến bay.- Đã có hàng loạt nước từ Mỹ - La tinh, Trung Đông, Châu Á đặt mua cả tỉ liều vắc-xin Sputnik 5 do Nga phát triển và vừa được Bộ Y tế nước này chứng nhận hôm qua.- Nhiều nước quan ngại với tình hình biểu tình hiện nay tại Belarus. Liên minh châu Âu đang gây áp lực với chính quyền quốc gia này.
- Kinh nghiệm tiêu thụ nông sản thời Covid-19.- Ứng phó với sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển: Cần giải pháp thông minh.- Những giải pháp bền vững để phát triển ngành chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập.
Vụ nổ kinh hoàng xảy ra ngày 4-8 tại thủ đô Beirut của Liban không chỉ gây nhiều thiệt hại về người và của, mà còn thổi bùng lên những bất ổn về chính trị, đe dọa “nhấn chìm” quốc gia này. Với nhiều người, vụ nổ giống như “giọt nước tràn ly” khi những bất ổn chính trị-xã hội Liban đã ở ngưỡng đỉnh điểm kể từ nội chiến 1975-1990. Liệu còn lối thoát nào cho cả hai cuộc khủng hoảng về nhân đạo và chính trị ở Liban?
- Xem xét, cho ý kiến vào Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ nguyên 12 đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công theo pháp lệnh hiện hành và nghiên cứu về điều kiện công nhận liệt sĩ trong thời bình.- Đà Nẵng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày mai. Thành phố cũng đang tính phương án mỗi hộ dân đi chợ 10 lần trong một tháng để hạn chế người ra đường trong dịch Covid-19.- Thủ tướng Li-băng tuyên bố từ chức trước sức ép của hàng nghìn người biểu tình sau vụ nổ ở Beirut và sự yếu kém nội tại của nền kinh tế nước này.- Tại Belarus diễn biến chính trị cũng xấu đi sau cuộc bầu cử Tổng thống khi làn sóng biểu tình gia tăng nhằm phản đối kết quả bầu cử.- Indonesia giải ngân tháng lương thứ 13 để kích cầu tiêu dùng, vực dậy nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Đang phát
Live