- Quản lý thị trường Quảng Trị phát hiện phương tiện vận chuyển lợn chết đi tiêu thụ.- Hà Tĩnh: Bắt giữ, chuyển hình sự số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu tại Hà Tĩnh.- Bắc Ninh tiêu hủy gần 21 tấn hàng hóa đã bắt giữ trước đó.- Xử lý nghiêm cơ sở sản xuất nước uống đóng bình không đảm bảo an toàn vệ sinh ở Hải Phòng.
- Bài toán nào xử lý rác thải sinh hoạt?- Nga cấp phép và phân phối thuốc điều trị Covid-19.- Làm gì để tỏi Lý Sơn không bị đánh tráo ở “vương quốc” tỏi?- Vụ việc Tổng cục Du lịch xin 400 vé máy bay miễn phí: Hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp.- Crowfunding – Hình thức “gọi vốn cộng đồng” phát triển văn hóa nghệ thuật mới.
Chính phủ Nga đã cho phép sản xuất và phân phối một loại thuốc mới giúp điều trị Covid-19, có tên gọi là Avifavir. Qua các thử nghiệm lâm sàng, loại thuốc này đã cho hiệu quả cao trong chạy chữa cho các bệnh nhân nhiễm virus Sars-CoV-2, và đã chính thức trở thành loại thuốc kháng virus đầu tiên được đăng ký tại Nga.
Các bên tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới có thể bảo vệ các thế hệ tương lai khỏi tác hại do thuốc lá gây ra bằng cách thực hiện các nghĩa vụ trong Công ước, đặc biệt là ban hành hoặc tăng cường các lệnh cấm quảng cáo, quảng bá và tài trợ thuốc lá. Đây là thông điệp của bà Adriana Blanco Marquizo, người đứng đầu Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới nhân Ngày thế giới không thuốc lá. Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm 2020 có chủ đề “Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá”. Theo bà Adriana Blanco Marquizo, ngành công nghiệp thuốc lá đang sử dụng chiến thuật 'chết người' để lôi kéo trẻ em và thế giới cần phải bảo vệ thế hệ này trước tác động của thuốc lá:
Mặc dù tỷ lệ người hút thuốc ở nước ta có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, với hơn 45% nam giới trưởng thành hút thuốc lá. Tỷ lệ này đang có nguy cơ tăng trở lại khi gần đây xuất hiện một số sản phẩm thuốc lá mới, thường gọi là “thuốc lá điện tử”, “thuốc lá làm nóng”. Nguy hiểm hơn, các loại thuốc này đang được các tập đoàn thuốc lá trên thế giới nhắm tới giới trẻ bằng những quảng cáo gây hiểu nhầm. Do vậy, ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay có chủ đề “Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá”. Phóng viên Văn Hải có bài đề cập vấn đề này.
- Thủ tướng ban hành Chỉ thị 24, nhằm đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.- Có đến hơn 90% người bệnh ung thư phổi có hút thuốc lá. Vì vậy, chủ đề của tuần lễ quốc gia không thuốc lá của năm nay: Là bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi quảng cáo các sản phẩm và sử dụng thuốc lá.- Tình trạng phá rừng ở khu vực giáp ranh huyện Ea Kar với huyện Krông Bông và huyện M’Đrắk của tỉnh Đắk Lắk diễn ra nghiêm trọng, nhưng chính quyền địa phương và chủ rừng vẫn loay hoay, chưa có được giải pháp cụ thể.- Trung Quốc lên tiếng phản đối tuyên bố của Ngoại trưởng 4 nước Anh, Mỹ, Australia và Canađa về Hồng Công.- Hôm nay là Ngày quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc với chủ đề “Phụ nữ trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình” nhằm tôn vinh những đóng góp của phụ nữ trong sứ mệnh cao cả này.
- Phòng chống tác hại của thuốc lá - Luật đã có nhưng vẫn khó xử phạt người hút thuốc nơi công cộng.- Thưởng lãm cuộc triển lãm về khẩu trang đang diễn ra tại Viện Bảo tàng Quốc gia Séc.- Sau giãn cách xã hội do dịch Covid-19: Cảnh báo hàng lậu - hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ tại Việt Nam tràn vào nội địa.- Người nước ngoài “núp bóng” mua đất tại Việt Nam như thế nào?- Vở chính kịch “Điều còn mãi” tiếp nối chương trình sáng đèn trở lại của sân khấu thủ đô.
Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của 8 triệu người trên thế giới, trong số này, một triệu người vô tội bởi hút thuốc thụ động. Mặc dù Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đã có hiệu lực từ năm 2013, trong đó, quy định rất cụ thể việc cấm hút thuốc tại các nơi công cộng nhưng trong thực tế việc xử phạt không hề dễ . Lực lượng thanh tra mỏng, ý thức người dân còn hạn chế là những nguyên nhân khiến việc thực thi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá gặp nhiều khó khăn. Nhân ngày Thế giới phòng chống thuốc lá (31/5/2020), làm thế nào để Luật thực sự đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả là điều mà Biên tập viên Đài TNVN cùng bàn với Luật Sư Nguyễn Đức Hùng - Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng- Công ty Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).
- Kiểm soát thuốc lá điện tử: Cần giải pháp nào?- Các đơn vị hoạt động nghệ thuật sân khấu tại TPHCM đang nỗ lực hết mình để thu hút khán giả đến với sân khấu.- Trò chuyện với Nhạc sĩ Trần Hùng, hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội về một sản phẩm âm nhạc biển đảo quê hương mang tên Dáng đứng đảo xa.- Cuba sáng tạo ra những bức tranh khổ lớn trên đường phố, kêu gọi mọi người cùng sát cánh vượt qua dịch COVID-19.- Maggie Dodge - một nhà hoạt động tình nguyện người Mỹ đang chăm lo cho hơn 50 trẻ em ở vùng ngoại ô nghèo Surkhet - Nepal
Chúng ta đang trong tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25-31/5/2020). Năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới WHO chọn chủ đề “Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá”, bao gồm cả sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trước tác hại của các loại thuốc lá này, đã có hơn 40 quốc gia cấm sử dụng thuốc lá điện tử và hơn 70 nước đã có những quy định để kiểm soát, trong khi tại nước ta chưa có quy định về các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. Đáng ngại là trong số 13 triệu người Việt hút thuốc lá, số người trẻ hút thuốc lá điện tử đang ngày càng gia tăng, đặt ra việc kiểm soát, hành động kịp thời nhằm phòng chống sử dụng sản phẩm gây hại tương đương, thậm chí hơn cả thuốc lá thông thường này. Để tìm hiểu về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế sẽ thông tin cụ thể
Đang phát
Live