Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phí sử dụng đường cao tốc đối với ô tô thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư với mức thu dự tính từ 1.000 - 1.500 đồng/km/xe. Thời gian dự kiến áp dụng ngay trong năm nay. Đây là lần thứ hai trong vòng hơn 1 tháng qua, trong vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ phương án thu phí này. Đề xuất này đang nhận nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp vận tải cho rằng nếu áp dụng sẽ gây ra hiện tượng phí chồng phí. Một số ý kiến khác lại cho rằng, thu phí là hợp lý nhưng thu ở mức nào mới là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng.
- Đề án thu phí đối với ô tô sử dụng đường cao tốc được đầu tư bằng ngân sách nhà nước – Liệu có phải “phí chồng phí”?- Kiểm toán Nhà nước chỉ ra những bất cập trong sử dụng tài chính công ở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.- Quản lý thị trường các địa phương bắt giữ hàng chục tấn thực phẩm chế biến không rõ nguồn gốc.- Ngoại trưởng Mỹ thăm Nhật Bản - thắt chặt quan hệ đồng minh.- Loạt phóng sự “Ồ ạt phân lô bán nền: lỗ hổng trong quản lý tài nguyên đất đai” – Phần 2 nhan đề: Hệ lụy từ cơn lốc phân lô bán nền.- Anh: Ứng dụng nhắc người dân giữ khoảng cách an toàn để phòng tránh dịch bệnh.
- Lạm thu đầu năm: Khi cơ chế kiểm soát vẫn nằm trên văn bản.- Ngôi làng Lorong Buangkok của Singapore thu hút khách du lịch trong nước trong mùa dịch Covid- 19.- Xây dựng cộng đồng người làm nghề cho thuê dịch vụ lưu trú, một loại hình kinh tế chia sẻ mới tại Việt nam.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Hội nghị lần này bàn thảo những vấn đề rất cơ bản và hệ trọng, đòi hỏi sự tập trung nghiên cứu, thảo luận trách nhiệm. Đó là các vấn đề về tình hình kinh tế xã hội năm 2020-2021 dưới tác động của đại dịch Covid-19; tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn kiện như Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng để gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội khóa XIV, MTTQVN, các tổ chính trị-xã hội và nhân dân. Đặc biệt là công tác nhân sự BCHTW khóa 13 khi xem xét, lựa chọn, giới thiệu phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng, phẩm chất, năng lực, uy tín của cán bộ…
Câu chuyện lạm thu đầu năm học không phải là mới, mà năm nào cũng tái diễn với hình thức và mức độ khác nhau. Ngay đầu năm học 2020-2021, các khoản thu tại một số trường đã bị phụ huynh phản đối công khai. Các khoản thu bị biến tướng, thực hiện một cách cào bằng và đẩy gánh nặng về phía phụ huynh học sinh. Thông tư 55 của Bộ GD&ĐT quy định rất rõ việc ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp tiền của phụ huynh, không được thu các khoản không phục vụ cho các hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và trường. Thế nhưng, Thông tư này ban hành từ năm 2011, nhưng năm nào trước thềm năm học mới, Bộ GD&ĐT và các sở giáo dục đào tạo cũng phải ra công văn nhắc lại về các khoản thu chi đầu năm, trong đó có đề cập đến thu, chi của ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Lạm thu đầu năm: Khi cơ chế kiểm soát vẫn nằm trên văn bản.- Những điều hấp dẫn và huyền bí của Hồ Baikal-Nga.- Viết tiếp giấc mơ cho người thầy tật nguyền Phùng Văn Trường.
- Góc nhìn chuyên gia về đề xuất xây dựng sân bay thứ 2 ở Hà Nội.- Dư địa cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng.- Mỹ: biến đổi khí hậu đã góp phần làm gia tăng cường độ cháy rừng.
Tại Cuộc họp thường kỳ Chính phủ cuối tuần qua, đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng “những điểm sáng, mặt được chủ yếu”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tới việc giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được cải thiện, tốc độ tăng vốn thực hiện từ Ngân hàng Nhà nước trong 9 tháng đầu năm đạt mức cao nhất trong 5 năm qua với tổng mức thực hiện đạt trên 300.000 tỷ đồng, đã giải ngân trên 60% kế hoạch năm. Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 2,5-3%. Một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu này là ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Vậy làm thế nào để việc giải ngân vốn đầu tư công, khai thông thị trường sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm, đó là nội dung biên tập viên Nguyên Long và ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng đề cập.
- Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, nhân sự Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tuyệt đối không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn.- Gần 700 triệu USD ưu đãi thuế và kim ngạch xuất khẩu Liên minh Châu Âu dành cho Việt Nam chỉ sau 2 tháng Hiệp định (EVFTA) chính thức có hiệu lực.- Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Cầu sông Giăng – Nghệ An khiến 5 người tử vong.- Xuất hiện vùng áp thấp trên khu vực giữa biển Đông, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau chủ động ứng phó với vùng áp thấp này. Trong khi đó, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi thuộc vùng núi phía Bắc.- Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ xuất hiện ngoài bệnh viện và dự kiến xuất viện hôm nay.- Azerbaijan tuyên bố dừng giao tranh quân sự nếu Armenia rút quân khỏi khu vực thuộc chủ quyền của Azerbaijan.
Câu chuyện đầu tư hạ tầng sân bay tại Hà Nội lại tiếp tục nóng, khi mới đây, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đề xuất UBNDTP Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở, ngành liên quan và Tổng Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải xây dựng dự thảo văn bản của thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét phương án bố trí sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô Hà Nội, và cân nhắc lựa chọn vị trí tại khu vực phía Nam Hà Nội, tại huyện Ứng Hòa. Trong bối cảnh sân bay Nội Bài nâng cấp với năng lực đón từ 25 đến 30 triệu khách thì có nhất thiết xây sân bay thứ hai hay không, và nếu có thì đặt sân bay thứ hai ở huyện Ứng Hòa có phù hợp không? Các chuyên gia về qui hoạch, kiến trúc hàng không phản hồi như thế nào về đề xuất này của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội?
Đang phát
Live