Trong động thái không quá bất ngờ, Nga đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen khi thỏa thuận hết hiệu lực vào ngày 17/7. Ngay lập tức, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã có cuộc họp khẩn kêu gọi các bên liên quan quay lại đối thoại để khôi phục thỏa thuận ngũ rất quan trọng này. Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc, việc thỏa thuận biển Đen không được gia hạn có nguy cơ ảnh hưởng tới hàng triệu người và giá lương thực trên thế giới. Vậy tương lai nào cho thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sau khi Nga tuyên bố dừng tham gia thỏa thuận? Đại sứ Nguyễn Quang Khai sẽ phân tích cụ thể vấn đề này.
Ngày 13/07, trả lời các phóng viên, Tổng thống Nga V.Putin cho biết, Matxcơva sẽ suy nghĩ về việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc, vẫn còn vài ngày cho việc này.
Hôm (21/6), các Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran và Liên minh châu Âu (EU) đã gặp nhau nhằm nỗ lực khôi phục Thỏa thuận hạt nhân mà nước này đã ký kết với các cường quốc năm 2015. Động thái diễn ra trong bối cảnh Iran và Mỹ đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng nhằm tháo gỡ bế tắc trong đàm phán.
Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen một lần nữa đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi mới đây Nga tuyên bố “không có cơ hội” cho việc gia hạn Thỏa thuận này.
Các cuộc đàm phán trần nợ giữa Nhà Trắng và đảng Cộng hòa ở Mỹ tiếp tục lâm vào bế tắc khi cả hai bên chưa tìm được tiếng nói chung. Trong cuộc gặp mới nhất, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin vẫn chưa đạt được thỏa thuận về tăng trần nợ công của chính phủ Mỹ, khi chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là Mỹ có nguy cơ vỡ nợ. Thỏa thuận tăng trần nợ công phải được cả hai viện Quốc hội Mỹ thông qua khi Đảng Cộng hòa của ông Kevin kiểm soát Hạ viện, trong khi đảng Dân chủ của Tổng thống Biden nắm giữ Thượng viện. Thất bại trong nâng trần nợ sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ cho Mỹ, không chỉ làm rung chuyển thị trường tài chính nước này, mà còn có thể gây ra cú sốc cho nền kinh tế toàn cầu. Liệu hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Mỹ có thể nhượng bộ để gỡ bỏ thế bế tắc này và đi tới một thỏa thuận tăng trần nợ? Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích kỹ hơn vấn đề này.
Hôm nay, dự kiến Mỹ và Papua New Guinea sẽ ký thỏa thuận an ninh. Thỏa thuận đang thu hút sự chú ý của khu vực khi nó không chỉ thể hiện sự gắn kết hơn giữa hai nước mà còn tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương . Trước khi thỏa thuận này được ký kết trong nội bộ Papua New Guinea và khu vực Thái Bình Dương đã có phản ứng trước thỏa thuận này.
Kiểm tra tiến độ xây dựng Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bên sớm hoàn thiện để đưa vào khai thác trong dịp 30/4 sắp tới.- Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.- Anh và Ủy ban châu Âu (EC) chính thức ký thực thi Khung Thỏa thuận Windsor
Thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia nêu chi tiết cách thức phối hợp ba bên nhằm chia sẻ công nghệ sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Thỏa thuận được đánh giá là một dấu mốc lớn trong hợp tác quân sự giữa ba quốc gia trong cơ chế an ninh AUKUS được thành lập cách đây hơn 1 năm. Riêng với Australia, Thỏa thuận Aukus là kế hoạch dài hạn gồm nhiều giai đoạn nhằm đưa quốc gia này trở thành đối tác đầy đủ trong việc bảo vệ công nghệ hạt nhân tuyệt mật của Mỹ, vốn trước đây chỉ được chia sẻ với Vương quốc Anh. Tham gia vào thỏa thuận này, Australia cũng sẽ hiện thực hóa mục tiêu định hình lại chiến lược quốc phòng trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, việc triển khai thỏa thuận lịch sử này sẽ đòi hỏi hàng thập kỷ với không ít thách thức.
Hôm qua, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi thông báo, Iran đã đồng ý kết nối trở lại các máy quay giám sát tại một số địa điểm hạt nhân và tăng cường tốc độ thanh sát. Đây là động thái quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các bên hướng tới khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.
Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thoả thuận mới về Bắc Ireland, qua đó mở đường cho hai bên thiết lập mối quan hệ kinh tế thuận lợi hơn sau thời gian Anh dời khỏi EU. Ngay khi được công bố, thoả thuận nhận được nhiều phản ứng tích cực từ dư luận.
Đang phát
Live