Truyền thông Israel tối qua dẫn lời một quan chức nước này nói rằng thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Israel và lực lượng Hamas, có thể đạt được cuối tháng này. Tuy nhiên, nguồn tin đồng thời thừa nhận chặng đường phía trước vẫn còn khá chông gai.
Công ty dầu khí nhà nước Rốt-xơ-nhép (Rosneft) của Nga vừa đạt thỏa thuận cung cấp gần 500.000 thùng dầu thô mỗi ngày cho hãng lọc dầu tư nhân Rì-lai-ần (Reliance) của Ấn Độ trong một hợp động năng lượng lớn nhất từ trước đến nay giữa hai nước.
Sáng sớm nay (27/11), lệnh ngừng bắn giữa Ixraen và phong trào Hezbollah bắt đầu có hiệu lực sau khi cả hai bên chấp nhận thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian, mở đường cho việc chấm dứt xung đột xuyên biên giới giữa Israel - Li-băng đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Hàng loạt các quốc gia đã lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn này, coi đây là bước tiến quan trọng giúp khôi phục hòa bình và ổn định cho Trung Đông.
Ngày 16/07/2024, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Xanh Intech Việt Nam và Công ty TNHH Công nghệ Jolywood Solar (Thái Châu) đã có lễ ký kết về (1) Thỏa thuận phân phối sản phẩm của Jolywood tại thị trường Việt Nam và (2) Biên bản ghi nhớ cung cấp 20 MWp tấm quang điện (MOU).
Ngày 16/07/2024, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Xanh Intech Việt Nam và Công ty TNHH Công nghệ Jolywood Solar (Thái Châu) đã có lễ ký kết về (1) Thỏa thuận phân phối sản phẩm của Jolywood tại thị trường Việt Nam và (2) Biên bản ghi nhớ cung cấp 20 MWp tấm quang điện (MOU).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan có chuyến thăm tới Iraq để tăng cường hợp tác song phương. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Tayyip Erdogan tới Iraq sau hơn một thập kỷ và được đánh giá là bước ngoặt trong quan hệ giữa hai quốc gia. Trong chuyến thăm, ông Tayyip Erdogan đã cùng Thủ tướng nước chủ nhà ký kết thỏa thuận khung nhằm tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực như an ninh, năng lượng, kinh tế… - thỏa thuận mà hai nước đánh giá là tạo lộ trình cho sự hợp tác chiến lược và bền vững. Điều mà dư luận quan tâm là vì sao hai quốc gia từng có nhiều bất đồng liên quan đến các vấn đề như năng lượng, nguồn nước, hoạt động của Đảng Công nhân người Cuốc (PKK)… lại có thể tiến tới thỏa thuận mang tính chiến lược như vậy. Phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.
Sáng nay (26/3), tại Hà Nội diễn ra Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam với Đài Phát thanh Quốc gia Bungari. Đây là Thỏa thuận hợp tác giai đoạn mới giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh quốc gia Bungari (BNR) sẽ là nền tảng quan trọng để mối quan hệ hợp tác giữa hai bên đạt những thành công, thực chất và hiệu quả ; đặc biệt trong việc ứng dụng những công nghệ hiện đại vào phát thanh đa phương tiện, đa nền tảng trong kỷ nguyên số.
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ có chuyến thăm chính thức New Zealand từ ngày 10-11/3. Nhân dịp này, PV Đài TNVN phỏng vấn Quyền Đại sứ Niu Di-lân tại Việt Nam Wendy Hinton về ý nghĩa chuyến thăm cũng như triển vọng quan hệ song phương Việt Nam - New Zealand.
Ở thời điểm cuộc xung đột Nga – Ukraine bước sang năm thứ 3, nhằm thể hiện tình đoàn kết với Ukraine, lãnh đạo nhiều nước phương Tây cũng đã ký các thỏa thuận an ninh dài hạn với Ukraine. Sau Anh, Đức, Pháp và Đan Mạch, Italia và Canada là những quốc gia mới nhất đã ký kết thỏa thuận an ninh thời hạn lên đến 10 năm với Ki-ep. Một số quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán và dự kiến ký kết hiệp định tương tự trong thời gian tới. Cách tiếp cận mới của các nước phương Tây trong việc thể hiện sự ủng hộ an ninh cho Ukraine bằng các thỏa thuận song phương thay vì một hiệp ước tập thể mang lại lợi thế gì cho Ukraine? Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an cùng bàn luận vấn đề này.
Trong khi câu chuyện Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) được xem là điểm nhạy cảm nhất trong mối quan hệ Nga với phương Tây, dường như các đồng minh phương Tây đang tìm cách riêng nhằm đảm bảo an ninh cho Kiev. Đó là các thỏa thuận an ninh song phương được các nước trong nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu (G7) và các đối tác khác cam kết tại một hội nghị ở Litva vào tháng 7 năm 2023. Anh là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận này với Ukraine và dự kiến Pháp sẽ có bước đi tương tự trong những tuần tới. Điều này cho thấy những thay đổi trong cách tiếp cận về hỗ trợ Ukraine của các nước phương Tây.
Đang phát
Live