- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hệ thống trường nghề trên cả nước đang gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, không ít trường đã nỗ lực thay đổi hình thức tuyển sinh, đào tạo để thu hút thí sinh, thích ứng với hoàn cảnh trong tình hình mới.
- Lý Sơn: Bao giờ cảng Bến Đình mới hoàn thành đưa vào sử dụng?” - “Điểm tựa vững chắc của ngư dân giữa trùng khơi” - Đổi thay trên đảo Thổ Chu
- Năm học 2021-2022, Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi chung vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào các ngày 29 và 30/5, với 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên là một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3 tới. Điểm thay đổi trong phương thức tuyển sinh năm nay là quy định thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 theo hộ khẩu thường trú. Điều này khiến nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn, lo lắng. Vì sao Hà Nội có sự điều chỉnh đăng ký nguyện vọng của thí sinh và tăng thêm môn thi thứ tư trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp như hiện nay? Sự thay đổi nguyện vọng và tăng số môn thi trong thời điểm này liệu có hợp lý, khi mà học sinh và phụ huynh chưa có sự chuẩn bị tâm thế cho điều này? Trong chuyên mục Luận bàn Giáo dục hôm nay sẽ bạn luận chủ đề này với vị khách mời là ông Trần Mạnh Tùng, giáo viên môn Toán tại Hà Nội.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại nhà 67, trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.- Lo ngại khả năng có mầm bệnh từ khá lâu trong cộng đồng TPHCM, BCĐ QG phòng chống dịch covid19 yêu cầu TPHCM linh hoạt trong tầm soát lấy mẫu xét nghiệm có trọng điểm ở nơi có nhiều người qua lại.- Thượng viện Mỹ nhất trí tiếp tục tiến trình luận tội cựu tổng thống Donald Trump với cáo buộc kích động người biểu tình quá khích tấn công vào tòa nhà Quốc hội khiến 5 người thiệt mạng.- Campuchia chính thức triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 trên diện rộng, loại vắc xin do Trung Quốc viện trợ.
Với người Việt Nam, nhưng nét văn hóa đặc sắc mỗi dịp Tết đến Xuân về đã được trân trọng-lưu giữ nhiều đời. Trước khi chào đón năm mới, các gia đình thường làm lễ tiễn năm cũ. Phong tục này kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp - ngày ông Công - ông Táo. Không ai biết chính xác những tục lệ này có từ thời điểm nào, nhưng đây là lúc gửi gắm niềm tin, thực hành những truyền thống đẹp của người xưa để lại. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, khó lường, những nghi thức này có thay đổi - có nên thay đổi?
Những ngày cận Tết nguyên đán là thời điểm các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Tuy nhiên, do dịch covid-19 diễn biến phức tạp, vì vậy, các cấp công đoàn đã thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động chăm lo tết nhằm hạn chế các hoạt động tiếp xúc đông người, phòng tránh lây nhiễm dịch covid-19.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.- Thêm 19 ca mắc mới covid 19 trong cộng đồng. Trong ngày hôm nay, những địa phương tiếp theo ở nước ta xuất hiện dịch bệnh Covid-19 là Điện Biên và Hà GIang. Những trường hợp dương tính mới này được xác định lây nhiễm trên xe khách.- Bệnh viện Việt Đức thực hiện thành công ca ghép tin cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam.- Việt Nam vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia có số người làm việc tại Nhật Bản lớn nhất trong năm qua.- Indonesia và Malaysia đề xuất cuộc họp đặc biệt trong ASEAN về Myanmar.- Tổng thống Hàn Quốc nỗ lực làm sống lại các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều dưới thời Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden
Theo thống kê mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2020 vừa qua, có 17 luật, 158 nghị định, 39 quyết định cùng 310 thông tư được các cấp có thẩm quyền ban hành. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành giảm so với trung bình các năm trước đó. Với các doanh nghiệp, điều này là tín hiệu rất khả quan về cải thiện, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp.
Thế giới trải qua một năm với quá nhiều biến cố, trong đó chủ yếu xuất phát từ đại dịch Covid-19 - thứ đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,7 triệu người, và hơn 70 triệu ca mắc bệnh. Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra khi đại dịch Covid-19 bước sang năm thứ 2. Bao giờ thì hết dịch, bao giờ cuộc sống mới trở lại bình thường?... Covid-19 có thể là “cú huých” làm thay đổi cấu trúc địa-chính trị và địa-kinh tế toàn cầu hay không? Thế giới sẽ thích nghi với những thay đổi mới như thế nào? Đây cũng là những nội dung chúng tôi muốn bàn đến trong chương trình hôm nay với sự tham gia của TS Lê Đình Tĩnh – Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện ngoại giao.
Tạp chí âm nhạc quốc tế.- Cuốn sách thú vị trong tuần.
Đang phát
Live