Australia đang triển khai nhiều chương trình khuyến khích sinh viên quốc tế đến nước này học tập. Trong đó có việc tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế nhận được thị thực nhập cảnh. Tuy vậy, nhiều cá nhân, tổ chức đang lợi dụng điều này để đưa lao động bất hợp pháp đến Australia làm việc.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại New Zeland (Ấn Độ) vừa diễn ra, một liên minh gồm một loạt quốc gia cùng Ấn Độ đã công bố kế hoạch đầy tham vọng, nhằm tạo ra một hành lang kinh tế mới, nối liền châu Âu, Trung Đông và Ấn Độ, thúc đẩy quan hệ thương mại với những tác động địa chính trị trên phạm vi rộng lớn. Kỳ vọng của các nước vào hành lang kinh tế này là rất lớn - Thực tế triển vọng ra sao? PV Phan Tùng - Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phân tích vấn đề này.
Sáng nay, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I - năm 2023. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự phiên họp giả định. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, các ủy ban của Quốc hội và 263 trẻ em đến từ 63 tỉnh, thành phố. Đây là lần đầu tiên, tại Nhà Quốc hội, diễn ra phiên họp giả định dành cho trẻ em nhằm thực hiện Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể hóa chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030. Tin của phóng viên Lê Tuyết.
Có nên xem xét lại việc đổi mới tuyển sinh khi để các trường đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển?- Đảng viên ở vùng sâu Kon Rẫy-Kon Tum giúp người Xơ Đăng thay đổi nếp nghĩ, cách làm.- Nỗ lực của Ấn Độ trong việc tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu đồng thời thể hiện chính sách đối ngoại cân bằng với khu vực này.
Tại chương trình gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên diễn ra ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ xem xét để có thể điều chỉnh dạy học tích hợp cấp trung học cơ sở.
Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các tổ chức du lịch và chuyên gia dự đoán, nắng nóng khốc liệt như đang diễn ra trên khắp miền nam châu Âu sẽ làm thay đổi thói quen du lịch của người dân. Họ sẽ chọn các điểm đến mát mẻ hơn hoặc đi nghỉ vào mùa xuân hoặc mùa thu để tránh cái nóng khắc nghiệt.
“Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, nhất là tại địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, khu kinh tế trọng điểm”, tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đang được tỉnh Lào Cai hiện thực hoá. Từ chủ trương, sự quan tâm chăm lo của Đảng- Nhà nước, đời sống đồng bào vùng cao Lào Cai đang khởi sắc từng ngày.
Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Kỷ lục giải phóng mặt bằng và bài học tạo sự đồng thuận trong phát triển hạ tầng giao thông.- Chiến lược kinh tế “Bidenomic” của Tổng thống Mỹ đương nhiệm.- Người dân I-rắc phải đối mặt với biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường sống
Dưới chân dãy Trường Sơn, nơi đồng bào Vân Kiều sinh sống bao đời chật vật lo cái ăn cái mặc bỗng vang lên tiếng máy cày làm đất cho vụ gieo trồng mới. Máy móc cơ giới dần dần đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, giúp đồng bào giảm bớt công sức, thời gian lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Làm nông nghiệp bây giờ không còn quá nặng nhọc, lại đạt năng suất cao khiến bà con hăng say lao động hơn, cải thiện cuốc sống làm ra nhiều của cải và chiến thắng đói nghèo, lạc hậu.
Đang phát
Live