Thành phố Hà Nội vừa phát động chiến dịch tổng kiểm tra đòi lại vỉa hè: Liệu có lặp lại câu chuyện “đánh trống bỏ dùi”?- Triển lãm nghệ thuật thu nhỏ qui mô nhất thế giới tại Mỹ- Niềm hạnh phúc của những du khách khi ghé thăm lòng hồ Quỳnh Nhai - “biển xanh trong lòng núi” Sơn La
Mặc dù cả Phần Lan và Thụy Điển nhiều lần khẳng định, sẽ không gia nhập NATO mà không có nước kia, tuy nhiên những động thái gần đây cho thấy, kịch bản này đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết trước sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo kế hoạch của Bộ NNPTNT, đến đầu tháng 3 tới, Dự án thuỷ lợi 4.400 tỷ Krông Pách thượng triển khai tại tỉnh Đắk Lắk sẽ phải chặn dòng, tích nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong, còn 488 hộ dân ở trong lòng hồ. Hiện UBND huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đang phải gấp rút tổ chức cưỡng chế di dời dân phục vụ dự án.
Dịp Tết nguyên đán Quý Mão 2023, đa số người lao động làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp được nghỉ trọn vẹn một tuần lễ, quây quần bên gia đình, vui xuân, đón Tết. Nói đa số là bởi, vẫn có không ít cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc ở những lĩnh vực đặc thù phải ở lại công trường, làm việc 24/7 - xuyên Tết tại nhiệm sở, bắt đầu công việc của năm mới ngay trong thời khắc giao thừa. “Để dòng điện luôn sáng, dòng dầu luôn chảy” không chỉ là trách nhiệm, mà còn là niềm tự hào, vinh dự của nhiều thế hệ cán bộ, người lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng của đất nước. “Đón Tết sớm trên các công trình truyền tải điện Quốc gia” là phóng sự của phóng viên Nguyên Long thực tế tại Truyền tải Điện Hoà Bình những ngày giáp Tết này:
“Thụy Điển phải hành động ngay nếu muốn gia nhập NATO hoặc không quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển có thể sẽ tồi tệ hơn” – Đó là nhận định vừa được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình của người Cuốc phản đối Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra tại Thụy Điển và một số quốc gia châu Âu khác.
Để đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy gần 500 nghìn hecta lúa và hoa màu vụ Đông Xuân năm 2023 ở các tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kế hoạch lấy nước từ các hồ thuỷ điện miền Bắc (Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang) theo 2 đợt, cụ thể: Đợt 1: Từ ngày 06/01 đến ngày 09/01/2023 và Đợt 2: Từ ngày 01/02 đến ngày 08/02/2023 (tổng cộng 12 ngày, dự kiến 4,9 tỷ m3 nước). “Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nước từ các hồ thuỷ điện miền Bắc cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023” là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn. Vị khách mời đồng hành với chương trình là ông Nguyễn Quốc Chính, Phó Trưởng Ban kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Từ 1/1/2023, Thụy Điển đã chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU). Giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2023, Thụy Điển sẽ tiếp tục chương trình nghị sự kéo dài 18 tháng từ 2 quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trước đó là Pháp và Cộng hòa Séc. Rất nhiều trọng tâm ưu tiên đã được đặt ra như an ninh, thống nhất nội bộ, khả năng phục hồi..., cũng chính là những thách thức và khó khăn trong nhiệm kỳ sắp tới của Thụy Điển. Giới phân tích nhận định 6 tháng tới, không phải là chặng đường dễ dàng đối với quốc gia Bắc Âu này, khi các thành viên EU còn khác biệt trong nhiều vấn đề. Trong bối cảnh ấy, liệu Thụy Điển có thể thúc đẩy mục tiêu “nhất thể hóa” của EU? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.
Năm 2008, hơn 1300 hộ dân huyện biên giới Quế Phong tỉnh Nghệ An đã nhường đất xây dựng dự án Thuỷ điện Hủa Na. Sau 4 năm thi công, đến năm 2013 dự án đã đi vào hoạt động. Nhưng lạ là sau hơn 10 năm về nơi ở mới, người dân vẫn chưa được chi trả đầy đủ chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định. Rất nhiều đơn thư, kiến nghị, giải trình, chỉ đạo…được gửi đi, gửi lại nhưng “quả bóng” trách nhiệm cứ “lăn” từ huyện lên tỉnh, đến bộ, ngành, trung ương rồi ngược lại. Vướng mắc vẫn hoàn vướng mắc, khiến cho cuộc sống hàng trăm hộ dân nơi đây được ví như có “sóng ngầm” nơi bản mới. Nguyên nhân của thực trạng này là gì?
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn kiểm tra và chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa, lũ, thăm hỏi các gia đình nạn nhân tử vong tại Phú Yên.
Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26) vừa diễn ra (từ ngày 31/10 đến 12/11 ở Glasgow - Vương Quốc Anh), các nhà lãnh đạo của Liên minh Nước và Khí hậu đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp về hành động tổng hợp bảo vệ nguồn nước. Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước và các rủi ro liên quan đến nước. Hiện có khoảng 3,6 tỷ người không được tiếp cận với nước trong ít nhất một tháng mỗi năm, và con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 5 tỷ người vào năm 2050. Ở Việt Nam, nước không chỉ phục vụ mục đích sinh hoạt trong đời sống, nuôi trồng trong nông nghiệp và các ngành kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong sản xuất điện, hiện cung cấp khoảng 35 - 40% sản lượng điện cho đất nước. Thời gian qua, do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến nơi thì phải xả lũ vì mưa bão, nơi thì khô hạn, khan hiếm nước… gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Nhưng tựu chung, Việt Nam là một quốc gia thiếu nước, khan hiếm nước! Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: “Những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nước, nguồn điện ở Việt Nam” với sự tham gia của ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
Đang phát
Live