Một số quốc gia có tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 nhanh trong khu vực và thế giới như Israel, Singapore và Tây Ban Nha hôm qua (23/7) công bố số liệu cho thấy, tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 giúp giảm thiểu tình trạng nguy kịch ở bệnh nhân Covid-19. Trong bối cảnh biến thể Delta đang diễn biến phức tạp và ở đây đó trên thế giới vẫn có những ý kiến hoài nghi về hiệu quả của vaccine, đây được xem là minh chứng có sức thuyết phục nhất cho thấy, tiêm vaccine là một trong những giải pháp để thế giới chống lại sự tàn phá của đại dịch Covid-19.
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm qua đã nhóm họp tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ để thảo luận về việc thúc đẩy công bằng trong tiếp cận vắc-xin Covid-19. Đây là vấn đề đang được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm khi bất chấp những lời cam kết của các chính phủ, của các nhà sản xuất, của các tổ chức quốc tế, “công bằng vắc-xin” dường như vẫn còn khá xa vời. Nhìn bức tranh tiêm chủng trên toàn thế giới hiện nay có thể thấy rõ sự tương phản giữa hai mảng sáng – tối, với một bên là những nước giàu có đã đạt tỷ lệ tiêm chủng rất cao, thậm chí tính tới việc tiêm liều thứ 3, với một bên là những quốc gia chỉ đạt tỷ lệ tiêm chủng rất thấp, ví dụ tại châu Phi chỉ đạt chưa tới 2%. Vậy hội nghị của WHO và WTO có thể đưa ra những giải pháp nào để biến những lời cam kết về công bằng vắc-xin thành hiện thực? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp cùng làm rõ câu chuyện này
Hôm nay (09/07), tại Venice, Italy khai mạc Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Dự kiến, trong hai ngày diễn ra cuộc họp, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ thảo luận về nguồn lực tài chính dành cho tiêm ngừa Covid-19 ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, cải cách thuế toàn cầu và nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch. Trong đó, nhóm G20 sẽ nỗ lực để tìm tiếng nói chung về mức thuế doanh nghiệp toàn cầu, trong bối cảnh một số nước thành viên phản đối đề xuất này. Trước đó, hồi đầu tháng này, 130 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nhất trí về quy định áp mức thuế tối thiểu trên phạm vi toàn cầu, nhằm giải quyết tình trạng trốn thuế và tạo bình đẳng về thuế giữa các nước.
ổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây khẳng định tầm quan trọng của việc xác định các đột biến của virus SARS-CoV-2 nhằm đẩy nhanh tốc độ ứng phó một cách hiệu quả trong cuộc chiến chống COVID-19. Trong khi dịch bệnh đang được kiểm soát khá tốt ở những quốc gia có tốc độ tiêm vaccine nhanh, thì sự xuất hiện các biến thể mới đã và đang đe dọa đến các nỗ lực dập dịch trên toàn cầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và các chính đảng trên thế giới.- Tiến sĩ thủy văn Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng của Tổ chức Khí tượng thế giới cho các nhà khoa học trẻ năm 2021.- 97.000 liều vaccine Pfizer đầu tiên trong hợp đồng mua vaccine Pfizer của Chính phủ hôm nay về đến Việt Nam.- Căn cứ Mỹ ở sân bay Erbil, Iraq bị tấn công bằng thiết bị bay không người lái mang theo thuốc nổ.- Bộ Tài chính Nga loại đồng đô la ra khỏi Quỹ tài sản quốc gia.
Biến thể Virus SARS CoV-2 mang tên Delta, lần đầu được phát hiện tại Ấn Độ, đang khiến số ca mắc Covid-19 tại một số nước tăng vọt, thậm chí ở cả những quốc gia, khu vực có tỷ lệ dân số tiêm chủng cao. Nguy cơ về những làn sóng bùng phát mới đang hiện hữu, đe dọa những thành quả chống dịch của thế giới, buộc các nước áp đặt lại những hạn chế, trong khi người dân một số nơi đã đổ xô đi tiêm chủng.
Làm thế nào để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?- Cảnh sát giao thông và công an thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi góp tiền mua xe máy tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn từng bị tịch thu xe.- Mô hình quả bóng đá lớn nhất thế giới được xếp từ những mảnh ghép Lego để chào mừng mùa giải vô địch bóng đá châu Âu – EURO 2020.
Phóng viên Quang Dũng - thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích Kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của nhóm G7.
Giải pháp nào nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng?- Ông Phạm Văn Mẫn, một người tình nguyện vào tâm dịch lái xe đưa đón các y bác sĩ đi điều trị bệnh nhân nặng hàng ngày.- Loạt bài “Lá chắn 3 lớp phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào” , Phần 1: “Chốt chống dịch trong rừng sâu, xa mà gần!”.- Kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của nhóm G7.- Không khí bóng đá sôi động Nhật ký Euro.
Đại dương bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt trái đất là nguồn sống của nhân loại và của mọi sinh vật khác trên trái đất. Ngoài ra, đại dương còn là chìa khóa cho nền kinh tế với khoảng 40 triệu người đang làm việc trong các ngành công nghiệp đại dương vào năm 2030. Với 90% quần thể cá lớn bị cạn kiệt và 50% rạn san hô bị phá hủy, con người đang lấy từ đại dương nhiều hơn những gì có thể được bổ sung. Để bảo vệ và gìn giữ đại dương, chúng ta phải tạo ra một cân bằng mới, bắt nguồn từ những nghiên cứu thực sự về mối liên hệ giữa đại dương và loài người. Chúng ta phải xây dựng một kết nối tổng thế với đại dương, đổi mới nhờ những bài học từ quá khứ. Nhân dịp Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01-08/06), và Ngày Đại dương thế giới 2021 (08/06), Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Đại dương: Cuộc sống và Sinh kế”. Do những diễn biến hức tạp của tình hình dịch bệnh nên các vị khách mời hôm nay sẽ tham gia qua điện thoại.
Đang phát
Live