Không giống như những phiên bản trước đó của vi-rút Sars CoV-2 khi chủ yếu tấn công người lớn tuổi và người có bệnh lý nền, biến thể Đen-ta (Delta) ngày càng dịch chuyển sang những người trẻ tuổi và khỏe mạnh hơn. Cơ quan y tế nhiều nước tuần qua đã báo động sự gia tăng số ca mắc ở trẻ em. Đây là một diễn biến đáng lo ngại khi trẻ em dưới 12 tuổi chưa thuộc nhóm được tiêm chủng.
Tình trạng nắng nóng kỷ lục đang gây ra nhiều vụ cháy rừng khủng khiếp, kéo dài trong nhiều ngày tại hầu khắp các châu lục, gây ra thiệt hại lớn về con người và tài sản cho nhiều quốc gia, khu vực.
Các biến thể của virus SARS CoV-2 đang làm thay đổi cuộc chiến chống dịch toàn cầu khi tạo ra các làn sóng mới tại nhiều khu vực, nhiều quốc gia; buộc các nước phải đưa ra các biện pháp “mạnh tay” hơn trong công tác phòng chống. Đồng hành cùng các nước trong cuộc chiến này, WHO tiếp tục thúc đẩy sự “công bằng vaccine” và đang tiến hành thử nghiệm thêm loại thuốc điều trị Covid-19.
8 năm sau khi công bố báo cáo về tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc hôm qua (9/8) tiếp tục đưa ra một báo cáo mới với những cảnh báo gay gắt hơn, trong đó nhấn mạnh hoạt động của con người chính là nguyên nhân khiến tình trạng biến đổi khí hậu trên trái đất ngày một nguy hiểm. Báo cáo được xem là lời cảnh tỉnh thế giới về hậu quả của biến đổi khí hậu, đã ngay lập tức nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Thế giới vừa vượt mốc 200 triệu ca mắc Covid-19 và sẽ còn tiếp tục gia tăng. “Đại dịch chưa thể kết thúc” – Đó là tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi cơ quan này quan ngại việc phân phối vaccine không công bằng giữa các nước, cũng là tuyên bố của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khi nhiều người dân “nhất quyết” không đi tiêm chủng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt đoàn đại biểu tiêu biểu ngành dệt may- TPHCM bắt đầu thực hiện đợt tiêm vaccine ngừa COVID 19 thứ 6 cho những người trên 18 tuổi. Thành phố chưa tiêm vaccine Sinopharm vì đang trong quá trình kiểm định- Hà Nội cho phép các địa phương được chủ động ra lệnh giới nghiêm khu vực nhiều ca F0- Ấn Độ và Trung Quốc chấm dứt bế tắc trong đàm phán biên giới kéo dài gần 6 tháng qua- Trung Quốc tiến hành xét nghiệm cho toàn bộ người dân Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc- nơi khởi phát dịch Covit19 sau khi mới phát hiện nhiều ca mắc COVID19
Không cần kim tiêm, không cần các nhân viên y tế, có thể dễ dàng bảo quản và phân phát trực tiếp đến từng nhà – là những ưu điểm của các loại vaccine thế hệ mới mà các nhà khoa học đang theo đuổi. Những loại vaccine dạng uống, hít hay xịt mũi đang trong quá trình thử nghiệm và đạt được kết quả bước đầu.
- Nếu như trước đây, trí tuệ nhân tạo AI được xếp là một ngành khoa học hàn lâm, chưa có nhiều ứng dụng, thì gần đây, với sự phát triển của công nghệ, AI đã gần gũi với cuộc sống hơn, tạo ra nhiều thành tựu mới, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống. - Tại Việt Nam, trải qua gần hai năm dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là ở đợt bùng phát lần thứ 4 này, công nghệ trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng, giúp giảm gánh nặng cho đội ngũ y tế, lực lượng phòng, chống dịch thông qua các ứng dụng thiết thực. - Thưa quý vị! Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số, AI sẽ là công nghệ cốt lõi cùng với các công nghệ số khác, cho phép Việt Nam thực hiện được công cuộc chuyển đổi số quốc gia. - Thời gian qua, AI phát triển nhanh nhờ tính ứng dụng trong lĩnh vực đời sống. Và cũng xuất phát từ đó, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược Quốc gia về Nghiên cứu, Phát triển và Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.
Từ “thành phố trong vườn” ở Singapor, trang trại trên sân thượng ở New York, Mỹ đến “khu vườn thẳng đứng” ở Milan, Italia, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã bắt đầu hành trình “phủ xanh” nhằm tạo ra các không gian sống xanh, giảm tình trạng đô thị bê tông đầy khắc nghiệt.
ACV tập trung xây dựng 4 dự án trọng điểm trong năm.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
Đang phát
Live