- Quốc tế đánh giá cao công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam.- Giáo sư Nhật và ước mơ sản xuất máy bay không người lái (UAV) ở Việt Nam.
Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã đẩy quan hệ quốc tế vào tình huống và tình trạng chưa từng thấy trước đó. Nó không chỉ đảo lộn nghị sự chính trường thế giới, mà còn báo hiệu những thay đổi không nhỏ trong các mối quan hệ quốc tế hậu dịch bệnh. Đặc biệt dịch Covid-19 còn là thách thức rất lớn đối với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thúc đẩy tái cấu trúc quá trình này vốn đang vấp phải sự phản đối từ trước khi dịch bệnh xuất hiện. Bình luận của Biên tập viên Đài TNVN.
- Giá vàng thế giới được dự đoán tăng trong dài hạn.- Nhiều doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý 1 khá khả quan.
- Để không còn căn bệnh “chây ỳ trả nhà công vụ”.- Phản ánh của người dân về thịt nhập khẩu giá rẻ bất ngờ- những băn khoăn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.- Quan hệ Mỹ - Iran tiếp tục căng thẳng.- Người dân và các tổ chức đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế và thích ứng trong điều kiện mới: vừa sản xuất, kinh doanh, học tập vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phòng dịch như thế nào?- Giá vàng thế giới được dự đoán tăng trong dài hạn.- Những "món quà quý giá" trong đại dịch Covid-19.
- Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, tăng giá trái pháp luật, phá thị trường. Về giá thịt lợn, Thủ tướng yêu cầu 3 bộ Công Thương, Nông nghiệp và Công an vào cuộc, phải đưa giá xuống mức khoảng 60.000 đồng/kg ngay trong tháng tới.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị làm rõ mức chi tối thiểu 2% ngân sách cho sự nghiệp môi trường.- Tiếp tục có thêm những ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, trong khi đó, đã 5 ngày rưỡi nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới.- Phỏng vấn GS.TS Vũ Dương Huân, Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao làm rõ việc Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền lịch sử tại Hoàng Sa và Trường Sa. Dư luận Quốc tế cho rằng hành vi của Trung Quốc là hết sức nguy hiểm.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, việc nhiều quốc gia dỡ bỏ tình trạng phong tỏa quá sớm sẽ dẫn tới làn sóng tái bùng phát dịch bệnh Covid-19.- Chương trình Lương thực thế giới cảnh báo sẽ có 265 triệu người trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng đói nghèo do dịch bệnh Covid-19 kéo dài.- Giá dầu thế giới đã bật trở lại lên trên 0 USD/thùng, sau khi rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử, trong phiên mở cửa sáng nay.
- Ngày thứ 5, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới nào.- Bình Thuận có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét đưa địa phương này ra khỏi nhóm tỉnh có nguy cơ cao về dịch Covid-19.- Hơn 300.000 học sinh THCS và THPT tại tỉnh Thanh Hóa đã trở lại lớp học vào sáng 21/4.- Sẽ có 45.000 phần quà tặng người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại Siêu thị Hạnh Phúc không đồng đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh.- Đến chiều 21/4, thế giới ghi nhận hơn 2 triệu 500 nghìn người mắc Covid-19.- 193 nước thành viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về dịch Covid-19.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, lệnh dỡ bỏ phong tỏa phải được thực hiện dần dần để tránh tái bùng phát dịch Covid-19.
- Ngày thứ 3 liên tiếp nước ta không có thêm ca mắc mới Covid-19. Công tác phòng chống dịch bệnh đang cho thấy những tín hiệu rất khả quan, song các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, bởi dịch bệnh sẽ còn kéo dài, không thể tính bằng tuần mà ít nhất là tính bằng tháng.- Bộ Công Thương lên tiếng trước thông tin "phớt lờ" góp ý của Bộ Tài chính về vấn đề xuất khẩu gạo.- Lần đầu tiên khai mạc Hội sách trực tuyến Quốc gia với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh".- Mỹ tiếp tục là tâm điểm của đại dịch Covid-19 khi trong 24 giờ qua ghi nhận thêm gần 1.900 ca tử vong mới và hiện là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới.- Đêm qua diễn ra buổi trình diễn trực tuyến mang tên “Một thế giới: Cùng nhau ở nhà” quy tụ hơn 100 nghệ sĩ nổi tiếng để gây quỹ hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên y tế đang trên tuyến đầu chống dịch.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19- Sáng nay nước ta ghi nhận thêm 1 nam bệnh nhân Covid-19 - 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm hơn 73.400 trường hợp nhiễm virus Sars-CoV-2 và gần 7.000 người tử vong.- Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu dừng tạm thời việc đóng góp quỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới - Trung Quốc đã áp dụng công nghệ tế bào gốc để đối phó với Covid-19.
Dịch bệnh Covid-19 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu với những hệ lụy khôn lường. Cho đến thời điểm hiện tại, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 nghìn người trên khắp thế giới, phá vỡ nhịp sống bình thường, hủy hoại sinh kế của một bộ phận không nhỏ cư dân trên Trái đất, làm chao đảo các thị trường và gây tổn hại không nhỏ cho các nền kinh tế khắp toàn cầu. Hơn thế, đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát còn được nhận định có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Để giúp quý vị rõ hơn câu chuyện này, Biên tập viên Thu Hà trao đổi với chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tiến sĩ Lộc Thị Thủy, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Trong bối cảnh các quốc gia đang dồn sức chống dịch, tranh cãi và khẩu chiến về cách xử lý khủng hoảng COVID-19 lại xuất hiện với những thuyết âm mưu bị chính trị hóa. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm mà các quốc gia cần tỉnh táo để đẩy mạnh hợp tác toàn cầu chống đại dịch, chứ không nên bị chi phối bởi thuyết âm mưu. Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp, qua sự thể hiện của phát thanh viên Minh Nguyệt.
Đang phát
Live