Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ kết nối và thu hút các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chương trình còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Hiện nay, nhiều địa phương đã chú trọng triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe:
* Phát triển thương mại ở các chợ Lào Cai, giúp người dân tăng thu nhập.* Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Lai Châu.* Tiểu thương tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên chợ online.
Bất chấp khó khăn và thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thư 27 đã kết thúc với nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý là việc các nhà lãnh đạo đã nhất trí về một bản Tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của “thương mại tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử và có thể dự báo được” để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu trước tác động của đại dịch Covid-19, cũng như cam kết thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương hoạt động hiệu quả. Với tổng dân số 3 tỷ người, chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và gần 50% thương mại thế giới, những cam kết và định hướng đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc vực dậy nền kinh tế của khu vực dự kiến sẽ giảm 2,7% trong năm nay.
Khách mời: Bà Hồ Thị Tố Uyên – Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Nguyễn Bình Minh – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cùng bàn về thương mại điện tử 2020 – Tiềm năng phát triển và những vấn đề đặt ra trong quản lý.
- Phát triển Kiểm toán nhà nước thành công cụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra-kiểm soát sử dụng tài chính, tài sản công.- Phát triển công nghiệp hỗ trợ: động lực cho ngành công nghiệp Thủ đô.- Chuyện thị trường với nội dung: Chấm dứt tình trạng “mập mờ đánh lận con đen” hàng hóa Việt Nam
Chuẩn bị tốt cho việc bị khởi kiện ở nước ngoài, vận dụng tốt để bảo vệ thị trường trong nước, đây là 2 mặt của công cụ phòng vệ thương mại mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải làm quen trong thương mại quốc tế. Mời quý vị và các bạn cùng nghe về nội dung này trong chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay.
- Quỹ nội - Quỹ ngoại bắt tay khơi thông vốn cho startup Việt.- Ngành hàng cà phê đổi mới, sáng tạo để hội nhập.- Chuyên mục Kinh tế số là nội dung “Nhiều rào cản tác động tiềm năng phát triển thương mại điện tử”
- Quản lý thị trường Bình Định: phạt 100 triệu đồng doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ - Hà Nội: phát hiện và triệt phá 2 cơ sở sản xuất bít tất giả, quy mô lớn -Đắk Lắk: đã bắt được đối tượng giả danh cán bộ QLTT hù dọa doanh nghiệp để kiếm tiền.
Nội dung chính:* Phòng vệ thương mại – “van an toàn” cho ngành sản xuất trong nước.* Kiến nghị giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay Ngân hàng thế giới.* Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng nhu yếu phẩm và đồ bảo hộ dùng trong hoạt động phòng chống thiên tai - mưa lũ.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, để phát triển, không còn con đường nào khác- buộc doanh nghiệp phải đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này, đã và đang triển khai các hoạt động đầu tư cho nghiên cứu phát triển, thông qua việc nhận chuyển giao các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhiều công nghệ sau khi được chuyển giao đã phát huy hiệu quả, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Mặc dù mang lại hiệu quả vô cùng lớn, nhưng cũng có một thực tế là việc chuyển giao, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KHCN vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại. Câu chuyện “gắn kết nhà khoa học với doanh nghiệp” (tức bên cung và bên cầu công nghệ) dù đã được bàn nhiều, nhưng dường như vẫn còn khoảng cách không nhỏ. Vậy làm sao để thúc đẩy mối liên kết nhà khoa học- doanh nghiệp, để từ đó phát triển thị trường KHCN và xa hơn – giúp nâng cao trình độ KHCN ở Việt Nam?
Đang phát
Live