Tăng cường các giải pháp nhằm siết chặt kiểm soát khu vực, địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra buôn lậu, kinh doanh trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid 19 là chỉ đạo mới đây của Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia
Nghị quyết 105- hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại trong đại dịch.- Dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD.- Nhiều dự án truyền tải điện 500kV quan trọng vướng mắc mặt bằng cần sớm được tháo gỡ: Thực tế tại Dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối giao thương, phát triển thương mại với đối tác các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi trong bối cảnh dịch Covid-19, đồng thời thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021, Cục Xúc tiến thương mại và Vụ thị trường Châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, định hướng thị trường và một số mặt hàng xuất nhập khẩu có thể thúc đẩy giữa Việt Nam và châu Phi” theo hình thức trực tuyến vào lúc 14h ngày 01/9 tới đây. Với dân số hơn 1,3 tỷ người (chủ yếu là lực lượng lao động trẻ), châu Phi là khu vực thị trường rộng lớn gồm 55 quốc gia, trong đó có 26 quốc gia nói tiếng Pháp. Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu là nông sản (gạo, hạt tiêu, cà phê, rau quả…), thủy hải sản, hàng điện, điện tử, hàng dệt may và giày dép, tiêu dùng, sắt thép... Về nhập khẩu, đây là những thị trường cung ứng đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất trong nước và chế biến xuất khẩu của Việt Nam như nông sản thô (hạt điều, bông), gỗ, cao su, quặng và khoáng sản, linh kiện điện tử… Doanh nghiệp được miễn phí hoàn toàn khi tham gia hội thảo, ứng dụng kết nối qua Zoom. https://us02web.zoom.us/j/88321857098?pwd=QWtwZ0xPKzdoS2pJL2dYYmdFNWRyZz09 (Meeting ID: 883 2185 7098 / Passcode: 123123). Câu hỏi của doanh nghiệp gửi về Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương, chậm nhất ngày 30/8/2021.
- Sàn thương mại điện tử hỗ trợ bà con tiêu thụ hàng hóa. - Tái định cư dự án thủy lợi nghìn tỷ tại Đắk Lắk: Vẫn chậm hạ tầng, chưa thuận lòng dân. - “Tượng đài Bác giữa biển trời Đông Bắc” là nội dung sẽ có trong Chuyên mục Tìm hiểu biển đảo Việt Nam.
Bất động sản logistics và công nghiệp vững vàng trong dòng xoáy COVID-19- Ngân hàng thương mại cam kết giảm lãi suất- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng từ trực tiếp sang trực tuyến. Các quốc gia thành viên ASEAN hiện đang thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực, góp phần thực hiện Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử, tăng cơ hội phục hồi kinh tế sau đại dịch cho quốc gia. Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất ASEAN 2021 - ASEAN Online Sale Day 2021 diễn ra từ 8-10/8 là một trong những hoạt động tích cực góp phần thực thi vào Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử, là tiền đề cho sự phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, tạo ra sự gắn kết giữa các quốc gia, khẳng định sự đoàn kết và vị thế của ASEAN trong một thế giới đang biến đổi.
* Xúc tiến thương mại hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh.* Phỏng vấn ông Phan Trọng Lê - Trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (đại diện Sàn Postmart ): Thương mại điện tử cần được tạo điều kiện tốt hơn, phát triển xứng với tiềm năng.* Nhiều chủ trương, chính sách mới có hiệu lực - hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trái phiếu của các Ngân hàng thương mại chủ yếu bán chéo cho nhau.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Hiệp định TM tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) - gọi tắt là Hiệp định EVFTA - chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2020. Trong số các FTA đã ký kết, EVFTA là Hiệp định TM tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên Liên minh Châu Âu (với 27 quốc gia thành viên) ký kết với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với mức cam kết cao nhất, mà một đối tác phát triển dành cho Việt Nam. “Nhìn lại một năm thực thi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA trong bối cảnh đại dịch covid-19” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật ngày đầu tháng 8, sau đúng tròn 1 năm Hiệp định có hiệu lực, với sự tham gia của 2 vị khách mời, là ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công Thương và bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Nhiều khu vực trong cả nước đang bị phong tỏa, cách ly do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng đột biến. Những tưởng đây là thời điểm thích hợp để hoạt động thương mại điện tử thể hiện vai trò cầu nối – là một phương thức kinh doanh hạn chế tiếp xúc, thì thực tế đang nảy sinh một số bất cập. Đáng nói hơn nữa là với cùng mục đích vừa hỗ trợ phòng chống dịch, vừa hỗ trợ phân phối, cung ứng hàng hóa tới người dân, chiều qua (27/7), cơ quan chức năng quản lý hoạt động này là Bộ Công thương đã họp bàn với Bộ Thông tin và truyền thông, thống nhất đề xuất phương án phối hợp với các bên liên quan“mở khóa’ cho các Sàn Thương mại điện tử và các hoạt động logistic vận chuyển hàng hóa trong thương mại điện tử. Vậy điều này nên được hiểu như thế nào là hợp lý trong bối cảnh phòng chống dịch là trọng tâm-tiên quyết?
Đang phát
Live