
Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước tăng về quy mô, số vụ việc với diễn biến ngày càng phức tạp. Do vậy, cần định danh người bán hàng qua thương mại điện tử, để chống hàng giả là một trong những giải pháp cần thiết.
Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Mạng xã hội gần đây xôn xao những phiên livestream bán hàng trên các ứng dụng với doanh thu lên đến hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng một phiên. Đây cũng là 1 trong những nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại đợt họp thứ nhất của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15. Thực hư về những phiên livestream bán hàng thu tiền tỷ một phiên như thế nào? Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử, cần phải làm thế nào để quản lý được chất lượng các sản phẩm theo hình thức kinh doanh này? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là doanh nhân Tuấn Hà, Tổng giám đốc Công ty Vinalink, chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử
Thời gian qua, thương mại điện tử phát triển tích cực, trở thành kênh phân phối quan trọng, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần phát triển các dịch vụ tài chính, thanh toán hiện đại. Tuy vậy, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo đề xuất phương án phù hợp nhất về các vấn đề liên quan thang bảng lương, lương cơ sở và chính sách đặc thù thực hiện từ ngày 1/7 tới.- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13.- Nhiều tờ báo hàng đầu của Philippin và Indonesia có các bài viết giới thiệu, ca ngợi nét ẩm thực đa dạng, đặc sắc ở 2 thành phố lớn của Việt Nam là Đã Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.- Thái Lan đa dạng hóa nguồn năng lượng bằng cách tiếp cận công nghệ lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ.- Ấn Độ chuyển khoảng 100 tấn vàng được lưu trữ ở Vương quốc Anh về kho lưu trữ trong nước.
Giải pháp nào để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.- Sức mua tăng, nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến hết tháng 9.- Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 - Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu.
Với sự kết nối hiệu quả từ Bộ Công Thương và Amazon Global Selling, doanh nghiệp Việt Nam đã chinh phục thị trường toàn cầu nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon tăng gấp 10 lần trong vòng 5 năm trở lại đây. Đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 - Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu” do Amazon Global Selling Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (22/5) tại Hà Nội. Phản ánh của Pv Bá Toàn và CTV Minh Trang - Thuỳ Dung:
Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ người dân mua sắm thương mại điện tử cao nhất Đông Nam Á (với khoảng 43,9 triệu người). Thương mại điện tử là ngành có tác động tương hỗ với ngành dịch vụ logistics, góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đó là thông tin đáng chú ý được chia sẻ tại hội thảo "Ứng dụng công nghệ để phát triển thương mại điện tử và logistics hiện đại, bền vững" do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (16/05/2024) tại Hà Nội. Đây cũng là vấn đề đặt ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 theo yêu cầu của Chính phủ. Phản ánh của CTV Thuỳ Dung:
“Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 300 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, 54 doanh nghiệp là sàn thương mại điện tử lưu trú, gần 22.000 doanh nghiệp, 16.500 hộ kinh doanh và 80.000 cá nhân bán hàng trên các sàn Shopee, Tiki, Lazada"- Đây là thông tin vừa được Cục Thuế Hà Nội báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thí điểm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội diễn ra sáng nay 3/5.
Một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đó là đề xuất bổ sung quy định kinh doanh chuỗi nhà thuốc và kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử. Dự luật sẽ được thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 tới đây và hiện đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp.
Đang phát
Live