
Mặc dù, những năm gần đây, các quy định pháp luật về thuế đã được điều chỉnh và khá bao quát đối với lĩnh vực TMĐT, thất thu thuế đã phần nào được hạn chế nhưng vấn đề quản lý thu thuế đối với TMĐT vẫn luôn là vấn đề nóng, là thách thức đối với cơ quan quản lý. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, quản lý thuế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành. Ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thời gian gần đây, lực lượng QLTT, phối hợp với cơ quan chức năng liên tục kiểm tra, phát hiện vụ việc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả nhãn hiệu trên các nền tảng thương mại điện tử, thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm. Từ nay đến cuối năm, “Tăng cường công tác đấu tranh, chống hàng giả trên thương mại điện tử” tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Quản lý thị trường, nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 319 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.
Thời gian qua, tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả và vi phạm về sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt ở các mặt hàng thiết yếu. Tiếp tục thực hiện “Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025” của Chính phủ, Tổng cục QLTT triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả kinh doanh trên thương mại điện tử.
Hiện nay, việc tìm kiếm một công việc ổn định và phát triển nhanh chóng đang là ưu tiên hàng đầu của giới trẻ. Đặc biệt, các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, du lịch và ẩm thực đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và mức lương cạnh tranh. Đồng thời, những lĩnh vực mới nổi như truyền thông đa phương tiện và thương mại điện tử cũng đang mở ra nhiều cơ hội việc làm với cam kết trả mức lương cao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. - Khách mời: Ông Nguyễn Hiếu - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại Hà Nội.
Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư vào hạ tầng giao thông- Giao dịch xăng dầu trên sàn- tạo thị trường công khai, minh bạch- Thái Nguyên tăng cường các biện pháp quản lý thương mại điện tử.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội để buôn bán, hoạt động kinh doanh nở rộ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại và cần có sự kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội để buôn bán, hoạt động kinh doanh nở rộ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại và cần có sự kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng
Những cái nhất của Công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.- Doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội mới trong thương mại điện tử.
Từ đầu năm đến nay, vi phạm trên thương mại điện tử có chiều hướng phức tạp, tăng cả về số vụ việc và quy mô hàng hoá vi phạm. Trong đó, vi phạm tại các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook và các ứng dụng di động khó chứng minh vi phạm và không xác thực được đối tượng vi phạm trừ khi đối tượng thừa nhận vi phạm. Bên cạnh đó, việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp "ảo" không đơn giản. Các trang website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, cung cấp địa chỉ không đúng, có nhiều địa chỉ là nhà dân, là chung cư... Do vậy, cần tăng cường, bổ sung các chế tài xử phạt vi phạm trên thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hiện nay, nước ta có hơn 14 triệu cửa hàng, 9 nghìn chợ nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024) của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỉ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỉ USD. Theo các chuyên gia, để thương mại điện tử phát triển bền vững, cần quan tâm đến thể chế, xử lý tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng.
Đang phát
Live