Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nhận định, từ đầu tháng 10 này, một loạt các địa phương trong cả nước đã mở cửa lại kinh tế. Ngành xây dựng đang có dư địa rất lớn để đẩy mạnh sự hồi phục của ngành trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, 8 tháng năm nay, đầu tư công của cả nước thực hiện mới đạt 47%, tức là còn 53%, tương ứng khoảng 250 nghìn tỷ đồng đang còn trong “túi” ngân sách Nhà nước mà chưa tiêu được. Chính phủ đang có quyết sách quyết liệt dồn lực cho các ngành và lĩnh vực có khả năng giải ngân nhanh, giải ngân lớn, tạo cú huých thúc đẩy đầu tư tư nhân và kích hoạt lại nền kinh tế. Đầu tư công với vai trò nguồn vốn mồi, sẽ là nguồn lực quan trọng trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức rủi ro đặt ra cho đầu tư xây dựng thời gian tới, bởi chuỗi giá trị ngành xây dựng, từ tư vấn, thiết kế đến thi công, đang gặp nhiều bất định trong môi trường biến động khó lường với những nguy cơ và rủi ro lớn từ tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Các dự án xây dựng cần đề cao việc phòng ngừa rủi ro và xử lý tranh chấp trong thời gian tới./.
Nhiều địa phương lên kế hoạch hoạt động trở lại trong điều kiện phòng chống dịch COVID 19 mới.- Nhật Bản sẽ tổ chức Tổng tuyển cử vào ngày 31/10 tới.- Mỹ hối thúc Trung Quốc tuân thủ Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một.- Giới chức các nước bác bỏ cáo buộc trong "Hồ sơ Pandora" gồm khối dữ liệu lớn kỷ lục liên quan đến tài sản ở nước ngoài của các tỷ phú, chính trị gia toàn cầu.
Theo Chỉ thị về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, sẽ có 14 hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ được phép hoạt động. Tuy nhiên việc mở cửa sẽ không đồng loạt vào ngày mai (1/10) mà sẽ theo lộ trình và tuỳ tình hình thực tế.
Người đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - bà Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở châu Phi thấp (với khoảng 4%), đã đẩy khu vực này vào tình trạng bị “tàn phá” nặng nề bởi đại dịch, đồng thời nhấn mạnh thương mại phải giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng về vắc xin hiện nay.
19 giờ tối qua 23/9, Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt nam- Chi Lê 2021 đã diễn ra do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương; Thương vụ - Đại sứ quán Việt nam tại Chi Lê và Phòng Thương mại Chi lê- Việt nam tổ chức, đã thu hút 50 doanh nghiệp của hai nước tham gia. Qua hội nghị có thể thấy còn rất nhiều tiềm năng hợp tác về thương mại giữa hai nước thông qua việc thực thi các Hiệp định thương mại song phương và đa phương. PV Xuân Lan thông tin:
Tăng cường các giải pháp nhằm siết chặt kiểm soát khu vực, địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra buôn lậu, kinh doanh trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid 19 là chỉ đạo mới đây của Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia
Nghị quyết 105- hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại trong đại dịch.- Dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD.- Nhiều dự án truyền tải điện 500kV quan trọng vướng mắc mặt bằng cần sớm được tháo gỡ: Thực tế tại Dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối giao thương, phát triển thương mại với đối tác các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi trong bối cảnh dịch Covid-19, đồng thời thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021, Cục Xúc tiến thương mại và Vụ thị trường Châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, định hướng thị trường và một số mặt hàng xuất nhập khẩu có thể thúc đẩy giữa Việt Nam và châu Phi” theo hình thức trực tuyến vào lúc 14h ngày 01/9 tới đây. Với dân số hơn 1,3 tỷ người (chủ yếu là lực lượng lao động trẻ), châu Phi là khu vực thị trường rộng lớn gồm 55 quốc gia, trong đó có 26 quốc gia nói tiếng Pháp. Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu là nông sản (gạo, hạt tiêu, cà phê, rau quả…), thủy hải sản, hàng điện, điện tử, hàng dệt may và giày dép, tiêu dùng, sắt thép... Về nhập khẩu, đây là những thị trường cung ứng đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất trong nước và chế biến xuất khẩu của Việt Nam như nông sản thô (hạt điều, bông), gỗ, cao su, quặng và khoáng sản, linh kiện điện tử… Doanh nghiệp được miễn phí hoàn toàn khi tham gia hội thảo, ứng dụng kết nối qua Zoom. https://us02web.zoom.us/j/88321857098?pwd=QWtwZ0xPKzdoS2pJL2dYYmdFNWRyZz09 (Meeting ID: 883 2185 7098 / Passcode: 123123). Câu hỏi của doanh nghiệp gửi về Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương, chậm nhất ngày 30/8/2021.
- Sàn thương mại điện tử hỗ trợ bà con tiêu thụ hàng hóa. - Tái định cư dự án thủy lợi nghìn tỷ tại Đắk Lắk: Vẫn chậm hạ tầng, chưa thuận lòng dân. - “Tượng đài Bác giữa biển trời Đông Bắc” là nội dung sẽ có trong Chuyên mục Tìm hiểu biển đảo Việt Nam.
Bất động sản logistics và công nghiệp vững vàng trong dòng xoáy COVID-19- Ngân hàng thương mại cam kết giảm lãi suất- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam
Đang phát
Live