
Nhắc đến gốm ở Hà Nội, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến Gốm Bát Tràng...Nhưng có một dòng Gốm mang dấu ấn cá nhân của một gia đình, dòng tộc đã bền bỉ xây dựng một thương hiệu gốm riêng hơn 50 năm qua trong lòng Hà Nội, đó là Gốm Chi. Giữa sự thăng trầm của các nghề truyền thống, giữa sự phát triển mạnh mẽ của thị trường gốm với rất nhiều sản phẩm gốm hiện đại, nhập ngoại...thế nhưng Gốm Chi vẫn có chỗ đứng riêng trong lòng người yêu mến gốm. Nói như anh Nguyễn Hồng Tân, con trai thứ 2 của nhà làm gốm Nguyễn Văn Chi, người đã xây dựng nên dòng Gốm Chi thì: Chắc chắn gốm Chi phải có những nét riêng. Vậy nét riêng đó là gì?
Hàng Việt đang dần khẳng định được vị thế tại thị trường trong nước, nhiều sản phẩm đã tạo được uy tín và được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt, các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng phát triển, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Trang thông tin uy tín Free Malaysia Today khẳng định "Việt Nam trên đường trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ hệ sinh thái kinh doanh thuận lợi và ổn định chính trị". Hàng loạt hãng định chế tài chính quốc tế cũng khảo sát, xếp hạng, nhận định triển vọng kinh tế Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Quan điểm chung nhìn nhận "Tâm và Thế của người Việt Nam, của nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi không chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện mục tiêu kép thành công mà là nỗ lực sáng tạo trên nền tảng và khát vọng toàn nền kinh tế đặt ra 35 năm đổi mới". Thương hiệu Việt Nam đang lớn mạnh hơn bất cứ thời điểm nào. Đó là sức hút không phải quốc gia nào cũng có được, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại. Cần làm gì để xứng đáng với thương hiệu Việt Nam - sức hút Việt Nam? Chuyên gia kinh tế.Tiến sĩ Võ Trí Thành góp một góc nhìn về nội dung này:
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo ASEAN dự Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN, thảo luận về 3 nội dung chính là hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN, quan hệ đối ngoại của ASEAN và các vấn đề khu vực, quốc tế đang được quan tâm.- Hà Nội dừng tuyển sinh hệ song bằng ở bậc trung học cơ sở.- Làn sóng Covid 19 vẫn điên cuồng tấn công nhiều quốc gia Châu Á và Đông Nam Á khiến nhiều quốc gia phải áp lệnh phong tỏa, tăng cường các giải pháp chống dịch.- Lực lượng hải quân Indonesia phát hiện một số vật dụng, mảnh vỡ được cho là từ con tàu ngầm mất tích tại vùng biển Bali cách đây 3 ngày.
Liên quan vụ việc gạo ST25 của Việt Nam có nguy cơ bị doanh nghiệp tại Mỹ đem đi đăng ký thương hiệu , ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý, khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng với những quy định của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì vấn đề sở hữu trí tuệ là quyền lợi và trách nhiệm của bất cứ một doanh nghiệp nào mong muốn sản phẩm được quảng bá và kinh doanh rộng rãi, tuy vậy, đừng để "mất bò mới lo làm chuồng".
- Chuyển đổi số - giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19.- Chuẩn bị nguồn nhân lực cho kế hoạch phát triển dài hạn tại Khu liên hợp Thép Hòa Phát – Dung Quất.- Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đăng ký nhãn hiệu quốc tế để bảo vệ thương hiệu cũng như nâng cao uy tín ở thị trường nước ngoài.
Trước đây, mỗi khi bàn luận kỳ vọng phát triển thương hiệu quốc gia, truyền thông thường đặt vấn đề: Làm thế nào xóa bỏ ấn tượng Việt Nam là một nước nghèo, một nước chịu nhiều tổn thất, thiệt thòi từ chiến tranh hay Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu...? Giờ đây, Tâm và Thế của người Việt Nam, của nền kinh tế Việt Nam đã khác, khát vọng hơn, hiểu mình, hiểu người hơn; hiểu cần làm gì với mình và với thế giới hơn bất cứ thời điểm nào. Nói vậy có đồng nghĩa là chúng ta đang có một bệ phóng hoàn hảo để phát triển kinh tế nhanh, mạnh hơn, định giá thương hiệu đất nước, con người Việt Nam tốt hơn hay không? Cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phần nào lý giải câu chuyện này.
- Hội đồng Bầu cử Quốc gia yêu cầu các địa phương gấp rút lập và công bố danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 15 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.- Khai mạc tuần lễ “Thương hiệu Quốc gia 2021 tại thành phố Hồ Chí Minh”.- Thu nhập bình quân của người lao động quý 1 năm nay tăng 339 nghìn đồng và là điểm sáng trong bức tranh lao động, việc làm những tháng đầu năm.- Bức tranh "Chân dung cô Phương" của họa sĩ Mai Trung Thứ đạt kỷ lục 3 triệu 100 nghìn đôla Mỹ tại một phiên đấu giá quốc tế vừa diễn ra tại Hong Kong, Trung Quốc.- Nga - phương Tây, Nga Mỹ dồn dập những màn “ăn miếng, trả miếng” căng thẳng chưa từng thấy.- Chuyến bay đầu tiên bằng trực thăng trên sao Hỏa sẽ diễn ra vào lúc 17 giờ 30 phút hôm nay theo giờ Việt Nam.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trên con đường xây dựng thương hiệu cho xoài Suối Lớn, nhưng ông Nguyễn Thế Bảo ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn đang gỡ từng “nút thắt”, kiên trì thực hiện “giấc mơ” và ông đã thành công.
- Triển vọng kinh tế Việt Nam: tích cực trong trung hạn và dài hạn.- Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm: Gắn với xu hướng thời đại.- TPHCM: Đủ chiêu gian lận thuế VAT.
Đang phát
Live