Đã tròn 15 năm (kể từ năm 2008) Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 20/4 hàng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam, nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam; Đồng thời khơi dậy khát vọng của các cấp, các ngành, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia. "Xây dựng thương hiệu - doanh nghiệp xanh để "Định vị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam xanh" trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức là chủ đề của Câu chuyện thời sự, với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI).
Bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và xung đột chính trị trên thế giới, Thương hiệu quốc gia Việt Nam vẫn được đánh giá là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới, với mức tăng 74% trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 tiếp tục tăng 11,1% so với năm 2021 (từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD), đưa Việt Nam lên vị trí thứ 32 trong top 100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003, đến nay qua gần 20 năm phát triển đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Nhân kỷ niệm 15 năm Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 20/4 hằng năm là ngày Thương hiệu Việt Nam, PV Nguyên Long phỏng vấn ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương về những kết quả đạt được cũng như ý nghĩa của chủ đề "Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh" - Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023:
- Hiệp định RCEP: Góp phần tái cơ cấu chuỗi cung ứng khu vực “hậu covid-19”.- Tăng cường công tác đào tạo, hướng tới xây dựng Kiểm toán Nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại. - Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đang phát
Live