Công tác phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, với nguyên tắc “không có ngoại lệ, không có vùng cấm” trong xử lý các trường hợp tham nhũng, nhất là các vụ án kinh tế lớn. Tuy vậy, lợi dụng những hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng, đặc biệt trong việc thu hồi tài sản qua các vụ án tham nhũng còn nhiều bất cập, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chưa cao, một số đối tượng đã cố tình bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vậy, cần nhận diện những ý đồ xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng ra sao và điều đặc biệt quan trọng hơn là làm sao để công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo đạt được hiệu quả? Việc thu hồi tài sản tham nhũng cần được quy định chặt chẽ như thế nào? Khách mời là ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ- Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo, xử lý nhiều vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế lớn với nguyên tắc “không có ngoại lệ, không có vùng cấm”. Trong đó, việc thu hồi tài sản thất thoát đang là vấn đề trọng tâm và là một trong những mục tiêu chính trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Chỉ thị 04 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước ta trong việc nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng. Tuy vậy, việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt do tham nhũng vẫn đạt hiệu quả thấp. Một trong những nguyên nhân chính là do cơ chế, chính sách, pháp luật trong công tác này còn bất cập, cần sớm khắc phục. Chương trình Đối thoại hôm nay có chủ đề: “Thu hồi tài sản tham nhũng – Những bất cập cần khắc phục”. Với sự tham gia của hai vị khách mời: ông Phí Ngọc Tuyển, Phó cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính Phủ và ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội. /.
- Vì sao nông sản vẫn khó tham gia vào các sàn thương mại điện tử. - Trồng hoa màu hiệu quả cao hơn cây lúa ở huyện Tịnh Biên, An Giang. - Nỗ lực đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản.
Tổng thống Afghanistan sẽ có chuyến thăm Mỹ vào cuối tuần này. Tháp tùng ông Ashraf Ghani trong chuyến thăm Mỹ này có ông Abdullah Abdullah, nhân vật đóng vai trò quan trọng, dẫn dắt tiến trình hòa bình tại Afghanistan. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki, chuyến thăm là nhằm khẳng định mối quan hệ đối tác bền vững giữa Mỹ và Afghanistan vào thời điểm quan trọng đối với tương lai Afghanistan sau khi Mỹ rút quân. Cũng theo người phát ngôn Nhà Trắng, chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ người dân Afghanistan và tiếp tục gắn bó sâu sắc với Kabul để đảm bảo "đất nước này không bao giờ trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm khủng bố gây ra mối đe dọa cho Mỹ". Dự kiến, trong chuyến thăm tới Mỹ lần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani sẽ có cuộc gặp đầu tiên tại Nhà Trắng.
Nếu lực lượng y tế được vinh danh là những người anh hùng trên tuyến đầu chống dịch, những phóng viên nhà báo cũng đang đóng góp tích cực trong cuộc chiến này. Lịch sử sẽ nhớ mãi những câu chuyện về dịch Covid-19 thông qua các thông tin, bức ảnh hay thước phim chân thực của các phóng viên, nhà báo trên toàn cầu. Và để có được điều đó, rất nhiều phóng viên nhà báo sẵn sàng dẫn thân vào vùng nguy hiểm, đối mặt với rủi ro về sức khỏe và thậm chí cả mạng sống của mình...
Nhân kỷ niệm 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2021), sáng nay 15/05, Bí thư Trung ương Đảng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã tới thăm, chúc mừng 4 cơ quan báo chủ lực: gồm Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh cần tiếp tục xây dựng báo chí cách mạng, hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn và hiệu quả.
Tình trạng tham nhũng xảy ra ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, các cơ quan bảo vệ pháp luật đang có dấu hiệu gia tăng cả về số vụ, tính chất và mức độ, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì sao có thực trạng đó, làm gì để ngăn chặn đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tham nhũng trong các cơ quan tư pháp
Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và quyết liệt trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng. Đây là khâu công tác quan trọng, có ý nghĩa to lớn nhằm khắc phục hậu quả của vụ án, từ đó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên đáng tiếc, việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức dẫn đến kết quả đạt được chưa như mong muốn và yêu cầu đặt ra. Theo con số được đưa ra tại phiên họp 52 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào đầu năm 2021 thì riêng trong giai đoạn 2016-2021 tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng là gần 80 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 53,9%. Như vậy là vẫn còn tới hơn 70 nghìn tỷ đồng chưa được thu hồi. Con số này tương đương khoảng 5% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2020. Trước những vấn đề đang đặt ra trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, ngày 2/6 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 13 đã có Chỉ thị số 04 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Vậy việc thu hồi tài sản tham nhũng theo tinh thần Chỉ thị 04 của Ban Bí thư có những điều gì cần quan tâm và cần có thêm những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng? Ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ bàn luận về vấn đề này.
Giải pháp nào nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng?- Ông Phạm Văn Mẫn, một người tình nguyện vào tâm dịch lái xe đưa đón các y bác sĩ đi điều trị bệnh nhân nặng hàng ngày.- Loạt bài “Lá chắn 3 lớp phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào” , Phần 1: “Chốt chống dịch trong rừng sâu, xa mà gần!”.- Kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của nhóm G7.- Không khí bóng đá sôi động Nhật ký Euro.
Hàng nghìn tỷ đồng được cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý, thu hồi, hàng trăm vụ án với hàng nghìn bị can phạm tội về tham nhũng bị điều tra, truy tố, xét xử được nêu ra trong báo cáo hàng năm của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng. Vậy nhưng, không ít địa phương lại thông tin, qua tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện và xử lý trường hợp tham nhũng nào hoặc không có trường hợp nào vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập... Trong khi đó, số sai phạm được phát hiện, xử lý bởi cơ quan thanh tra hay cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án của địa phương tại chính những địa phương này lại không hề nhỏ. Từ thực tế này cho thấy công tác tự kiểm tra nội bộ nói riêng và rộng hơn là vấn đề kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng hiện nay đang là có những điểm nghẽn, những điểm yếu cần khắc phục. Vậy những điểm nghẽn, điểm yếu đó là gì? Và cần làm thế nào để việc kiểm soát quyền lực đủ mạnh, đủ hiệu quả trong phòng chống tham nhũng? Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)