Vốn đầu tư nước ngoài FDI không chỉ đem lại sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân, mà còn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Do đó, việc Chính phủ từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn vốn có hiệu quả là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước
Mới đây, tại Hội nghị tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và kế hoạch thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng trên địa bàn Hà Nội, một thông tin thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là, trong 12 năm, từ 1/6/2009 đến 1/6/2020, qua công tác tự kiểm tra nội bộ, thành phố Hà Nội chưa phát hiện được trường hợp tham nhũng nào. Kết quả này liệu có đáng mừng, có phản ánh được đúng thực chất của tình trạng tham nhũng hiện nay? Bình luận của Biên tập viên Nghiêm Hùng, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hoàng Sang.
Xác định được vai trò quan trọng của người dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, Chính phủ đã có nhiều cơ chế tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng; và thực tế đã cho thấy nhiều vụ tham nhũng được phát hiện nhờ vào nhân dân. Vậy nhưng theo các chuyên gia cần nhiều hơn nữa những chính sách tạo điều kiện cho người dân tham gia tích cực vào công tác này:
-Nhận diện tà đạo trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo -Nghề dệt thảm truyền thống ở A Đéc Bai đan -Chat với "Hoàng tử màn bạc" Minh Tiệp
Dịch COVID-19 tiếp tục càn quét nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á với Ấn Độ đang “ thất thủ” trước cơn sóng thần virus. Trong khi đó các nước Đông Nam Á cũng đang oằn mình ngăn sóng dịch, khi nhiều quốc gia như Campuchia, Lào và Thái Lan phải kích hoạt báo động đỏ, áp dụng nhiều biện pháp ngăn dịch nghiêm ngặt.
Trong tuần qua, có 2 con số thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là vẫn còn tới hơn 32% người dân phải trả thêm chi phí ngoài quy định mới làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và còn có gần 45% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức. Đây là những con số được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 và Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2020. Điều đáng ghi nhận là chi phí bôi trơn của các doanh nghiệp theo PCI 2020 đã giảm đáng kể trong giai đoạn 5 năm qua. Đây là kết quả của sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong cải thiện mức độ minh bạch trong điều hành kinh tế; tiếp tục tập trung giảm thiểu gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp thông qua việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Điều này cho thấy, môi trường kinh doanh của nước ta vẫn đang duy trì đà cải thiện.- Tuy nhiên điều mà người dân và doanh nghiệp mong muốn là làm sao để không còn những loại chi chí ám ảnh như vậy, làm sao để môi trường kinh doanh được thực sự trong sạch, không còn những hành vi nhũng nhiễu, đòi hỏi chung chi như “căn bệnh ghẻ ruồi rất khó chịu” gây bất bình dư luận, gây mất lòng tin của dân, làm hư hỏng cán bộ.- Làm thế nào để loại bỏ những hành vi tham nhũng vặt như vậy để người dân, doanh nghiệp không phải phiền lòng vì những thứ nhũng nhiễu, “vặt” mà không “vặt”. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI bàn luận về nội dung này.
Chi phí không chính thức: “Tham nhũng vặt” cần phải loại trừ.- Trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân và quyền miễn trừ của Đại biểu Hội đồng nhân dân.- Quản lý thị trưởng Lạng Sơn tạm giữ 1.600 chiếc đồng hồ đeo tay hiệu CASIO có dấu hiệu là hàng giả.- Thông điệp liên bang và tầm nhìn đối nội, đối ngoại của nước Nga.- Dự báo tín dụng tăng trưởng mạnh từ quí 2.- Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan về sự thay đổi tư duy để xây dựng hệ sinh thái kinh tế nông nghiệp.- Giải pháp nào để hộ kinh doanh lớn thực hiện kê khai thuế?- Bảo hiểm giá rẻ giúp nông dân Kenya vượt qua khó khăn do biến đổi khí hậu.
Việt Nam có 4 trường Đại học lọt vào Bảng xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu.- Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở lại phiên sơ thẩm xét xử cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và đồng phạm.- Thành phố Hồ Chí Minh truy vết liên quan 3 người nhập cảnh trái phép nhằm phòng ngừa dịch COVID-19.- Kích cầu du lich được đẩy mạnh tại nhiều địa phương, trong chương trình có bài bình luận với nhan đề “Kích cầu du lịch: Tận dụng cơ hội nhưng phải coi trọng an toàn”.- Liên hợp quốc cùng ASEAN thúc đẩy giải pháp ổn định tình hình Myanmar.- Lào phong tỏa Thủ đô Viêng Chăn nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội và quyền miễn trừ đối với Đại biểu Quốc hội.- Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ hàng chục nghìn lọ tinh dầu thuốc lá điện tử nhập lậu, nguy cơ cao với sức khỏe người tiêu dùng.- Liệu có thể hình thành “Trục chiến lược” mới ở phía Đông Địa Trung Hải.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa tổ chức Hội nghị Thăm dò, Khai thác Dầu khí năm 2021 tại TP Vũng Tàu, nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thăm dò, khai thác dầu khí giai đoạn 2016-2020; định hướng kế hoạch giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo. Đặc biệt, các vấn đề vướng mắc liên quan đến khung pháp lý cho hoạt động đầu tư dự án dầu khí, cũng như đề xuất cơ chế chính sách phù hợp cho đầu tư các dự án thăm dò, khai thác dầu khí cũng đã được trình bày và thảo luận tại Hội nghị.
Đang phát
Live