Tình trạng tham nhũng xảy ra ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, các cơ quan bảo vệ pháp luật đang có dấu hiệu gia tăng cả về số vụ, tính chất và mức độ, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì sao có thực trạng đó, làm gì để ngăn chặn đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tham nhũng trong các cơ quan tư pháp
Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và quyết liệt trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng. Đây là khâu công tác quan trọng, có ý nghĩa to lớn nhằm khắc phục hậu quả của vụ án, từ đó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên đáng tiếc, việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức dẫn đến kết quả đạt được chưa như mong muốn và yêu cầu đặt ra. Theo con số được đưa ra tại phiên họp 52 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào đầu năm 2021 thì riêng trong giai đoạn 2016-2021 tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng là gần 80 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 53,9%. Như vậy là vẫn còn tới hơn 70 nghìn tỷ đồng chưa được thu hồi. Con số này tương đương khoảng 5% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2020. Trước những vấn đề đang đặt ra trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, ngày 2/6 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 13 đã có Chỉ thị số 04 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Vậy việc thu hồi tài sản tham nhũng theo tinh thần Chỉ thị 04 của Ban Bí thư có những điều gì cần quan tâm và cần có thêm những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng? Ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ bàn luận về vấn đề này.
Giải pháp nào nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng?- Ông Phạm Văn Mẫn, một người tình nguyện vào tâm dịch lái xe đưa đón các y bác sĩ đi điều trị bệnh nhân nặng hàng ngày.- Loạt bài “Lá chắn 3 lớp phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào” , Phần 1: “Chốt chống dịch trong rừng sâu, xa mà gần!”.- Kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của nhóm G7.- Không khí bóng đá sôi động Nhật ký Euro.
Hàng nghìn tỷ đồng được cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý, thu hồi, hàng trăm vụ án với hàng nghìn bị can phạm tội về tham nhũng bị điều tra, truy tố, xét xử được nêu ra trong báo cáo hàng năm của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng. Vậy nhưng, không ít địa phương lại thông tin, qua tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện và xử lý trường hợp tham nhũng nào hoặc không có trường hợp nào vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập... Trong khi đó, số sai phạm được phát hiện, xử lý bởi cơ quan thanh tra hay cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án của địa phương tại chính những địa phương này lại không hề nhỏ. Từ thực tế này cho thấy công tác tự kiểm tra nội bộ nói riêng và rộng hơn là vấn đề kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng hiện nay đang là có những điểm nghẽn, những điểm yếu cần khắc phục. Vậy những điểm nghẽn, điểm yếu đó là gì? Và cần làm thế nào để việc kiểm soát quyền lực đủ mạnh, đủ hiệu quả trong phòng chống tham nhũng? Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.
- Bộ Nội vụ đề xuất bỏ hàng loạt chứng chỉ bồi dưỡng với công chức, viên chức - Giảm chi phí không chính thức, giảm tham nhũng vặt.
Không bật quạt, không bật điều hòa, hàng chục tiếng đồng hồ trong bộ đồ bảo hộ nóng bức là hình ảnh mà chúng ta có thể gặp ở bất cứ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương nào đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp. Vì sao họ không bật quạt và điều hòa trong lúc xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm Covid 19? Hay mỗi ngày phải làm việc bao nhiêu công suất mới đáp ứng mục tiêu thần tốc xét nghiệm để “bắt kịp” tốc độ lây lan của dịch bệnh chủng mới? Họ phải xa gia đình để thực hiện công việc của mình ra sao?... Bác sỹ Đào Hữu Thân, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội chia sẻ về nội dung này:
Những cống hiến thầm lặng trong mùa dịch covid-19.- Tổ covid cộng đồng, người vác tù và nơi vùng dịch.- Hát xẩm và tuổi trẻ.
Cá thể hoá trách nhiệm: Cần có những giải pháp hữu hiệu.- Hỏi đáp về bầu cử: những giải đáp về việc thực hiện quyền bầu cử của những người di cư tự do.- Chuyến công du tới Mỹ đầy khó khăn của Tổng thống Hàn Quốc Moon je In.- 15 ngày chống dịch: Đà Nẵng sáng tạo nhiều cách làm sát thực tế.- Hàng loạt vụ tấn công mạng bằng mã độc trên thế giới kể từ đầu tháng 5
Báo cáo của Chính phủ về phòng chống tham nhũng nhận định:Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm mặc dù diễn biến vẫn còn phức tạp, tinh vi, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. Tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Dự báo trong thời gian tới, công tác phòng chống tham nhũng sẽ tiếp tục đạt được kết quả toàn diện, tích cực, đậm nét; tham nhũng bước đầu được ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Những món quà biếu nhỏ, những khoản “lót tay” kiểu "nhẹ nhàng, tình cảm, không đáng là bao" đã như một phần tất yếu của cuộc sống hiện nay. Và hành vi nhận các khoản biếu xén ấy người ta vẫn gọi là "tham nhũng vặt". Vấn nạn này đang ngày càng phổ biến, tinh vi, làm tha hóa, biến chất nhiều cán bộ, công chức, làm xói mòn lòng tin của Nhân dân vào bộ máy công quyền
Đang phát
Live