Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức: Không chỉ là giảm gánh nặng, tránh tốn kém.- Hành trình trở thành quán quân Thần tượng âm nhạc Mỹ 2023 của chàng trai 18 tuổi Iam Tongi.- Chị Phạm Thúy Loan - Nữ điều dưỡng tận tâm với người bệnh.
Mới đây, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định về cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề xuất: Bỏ quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ hình thức xét thăng hạng nhằm giảm gánh nặng thi cử. Thực tế, hiện nay, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa thực sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; nội dung thi thăng hạng còn hình thức, chưa sát với vị trí việc làm và đặc thù công việc của từng chức danh nghề nghiệp dẫn tới không đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ của việc thăng hạng. Bộ Nội vụ cũng cho biết, với số lượng viên chức rất lớn (khoảng hơn 1,8 triệu người) hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành, nghề ở các bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước, việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hàng năm gây tốn kém kinh phí; cá biệt một số nơi xảy ra vi phạm, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi. Chính vì vậy đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nhận được sự quan tâm, đồng tình của đông đảo đội ngũ công chức, viên chức và của các bộ, ngành, địa phương. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ,
Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức: Giảm gánh nặng, tránh tốn kém.- Muôn kiểu sử dụng hầm trú ẩn ở Trung Quốc
Thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sơn La luôn năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các phong trào nhân đạo, từ thiện. Qua đó, góp phần khơi dậy lòng nhân ái của các tầng lớp nhân dân, cũng như thực hiện tốt chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước.
Quân đội Sudan hôm qua đã tạm ngừng đàm phán với Các Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) được tổ chức tại Saudi Arabia, với cáo buộc lực lượng này không tuân thủ cam kết rút quân và liên tục vi phạm lệnh ngừng bắn. Quốc tế quan ngại nguy cơ xung đột tại Suadan leo thang và cuộc khủng hoảng nhân đạo trở nên trầm trọng hơn.
Tiến trình đàm phán bình thường hóa quan hệ kéo dài hơn 1 thập kỷ qua giữa Serbia và Kosovo có nguy cơ đình trệ, khi các cuộc đụng độ liên tiếp xảy ra giữa người bản địa Albani và cộng đồng thiểu số người Serbia tại Kosovo. Căng thẳng leo thang khiến Serbia phải đặt quân đội trong tình trạng báo động toàn diện. Nga, Mỹ, NATO và Liên minh châu Âu (EU) đều lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế. Cần nhắc lại, vùng lãnh thổ Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia từ năm 2008, nhưng Serbia không công nhận và vẫn coi đây là một phần lãnh thổ. Nguồn cơn xung đột là trong số 1,8 triệu dân, có khoảng 120.000 người gốc Serbia sống tại miền Bắc Kosovo không công nhận chính quyền này và mới đây đã tẩy chay các cuộc bầu cử chính quyền địa phương. Liệu những diễn biến phức tạp này sẽ tác động ra sao đến khu vực châu Âu vốn đang phải gồng mình xử lý các tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine?
Mỹ, Liên minh châu Âu và Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tăng tốc các nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại biên giới giữa Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo. Trong khi đó, chính quyền Kosovo hôm nay cũng không loại trừ khả năng tổ chức bầu cử sớm. Những tranh cãi liên quan tới cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 4 vừa qua đã làm gia tăng lo ngại về nguy cơ một điểm nóng xung đột mới tại châu Âu.
Bán đảo Triều Tiên đang sục sôi sau tuyên bố của Triều Tiên về việc sẽ phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên vào tháng 6, để theo dõi trực tiếp các hoạt động quân sự của Mỹ. Ngay lập tức Mỹ-Nhật-Hàn hối thúc Triều Tiên không tiến hành vụ phóng vệ tinh và nhất trí hợp tác chặt chẽ để đảm bảo sẽ có một phản ứng "nghiêm khắc" từ cộng đồng quốc tế nếu vụ phóng vệ tinh này được thực hiện.
Ngày 24/5, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) họp khẩn tại trụ sở chính ở thành phố Jeddah của Saudi Arabia, bàn cách ứng phó với các động thái leo thang gần đây của Israel đối với khu đền thờ Hồi giáo Al Aqsa mà phía Israel gọi là Núi Đền. Cuộc họp được triệu tập theo yêu cầu của Palestine và Jordan.
Với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, Tháng hàng động vì trẻ em năm 2023 –(tháng 6), nhằm huy động sự chung tay của toàn xã hội cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Qua đó, tiếp tục xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.
Đang phát
Live