
Đề án 06 (Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030", qua hơn hai năm thực hiện đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao. Triển khai Đề án 06, Hà Nội và Thừa Thiên Huế được giao thực hiện thí điểm 2 tiện ích về sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID. Đây là 2 dịch vụ liên quan nhiều và trực tiếp tới người dân. Với tinh thần chỉ bàn làm, không bàn lùi, vướng mắc phải tháo gỡ, thách thức phải vượt qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai mở rộng thí điểm 2 tiện ích này trên phạm vi toàn quốc, góp phần xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có mục tiêu tới năm 2030 kinh tế số đóng góp 30% cho nền kinh tế.
Hôm nay tại Thủ đô Viêng-chăn, Lào diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, đối tác cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Các hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục biến động nhanh chóng, khó lường, cạnh tranh địa chiến lược gay gắt, phân mảnh địa kinh tế gia tăng. Đồng thời, các thách thức an ninh phi truyền thống cũng ngày càng gay gắt, phức tạp hơn, đặc biệt là biến đổi khí hậu, thiên tai, cạn kiệt tài nguyên. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm, nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức đang nổi lên, củng cố lâp trường nguyên tắc trong các vấn đề quốc tế, khu vực. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ tiếp tục tập trung thảo luận, đưa ra quyết sách cho nhiều vấn đề chiến lược đang đặt ra cho khu vực nhằm thúc đẩy một ASEAN “kết nối” và “tự cường” như chủ đề mà nước Chủ tịch Lào đã đặt ra cho năm 2024. PV Trần Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Lào thông tin cụ thể hơn về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Mặc dù, những năm gần đây, các quy định pháp luật về thuế đã được điều chỉnh và khá bao quát đối với lĩnh vực TMĐT, thất thu thuế đã phần nào được hạn chế nhưng vấn đề quản lý thu thuế đối với TMĐT vẫn luôn là vấn đề nóng, là thách thức đối với cơ quan quản lý. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, quản lý thuế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành. Ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thời gian gần đây, lực lượng QLTT, phối hợp với cơ quan chức năng liên tục kiểm tra, phát hiện vụ việc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả nhãn hiệu trên các nền tảng thương mại điện tử, thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm. Từ nay đến cuối năm, “Tăng cường công tác đấu tranh, chống hàng giả trên thương mại điện tử” tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Quản lý thị trường, nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 319 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.
- Nguồn lực đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam- Carbon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho phát triển rừng -Ngành thuế Cần Thơ hướng dẫn cài đặt ứng dụng thuế điện tử
Lý lịch tư pháp là loại giấy tờ không thể thiếu trong thủ tục hành chính khi làm hồ sơ xin việc, hồ sơ du học, nhập quốc tịch hay xin giấy phép lao động cho người nước ngoài…Thời gian qua, nhu cầu đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp ngày càng tăng lên, đặc biệt ở các đô thị lớn. Cùng với việc đơn giản, cắt giảm thủ tục hành chính, tiến tới cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID, việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cũng tiếp tục được đặt ra.
400 tỉ đồng sẽ được tiết kiệm mỗi năm khi người dân thực hiện đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID. 1.150 tỷ đồng được tiết kiệm mỗi năm khi sổ sức khỏe điện tử được tích hợp trên VneID. Triển khai Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID thể hiện “3 phù hợp" và mang lại 3 lợi ích lớn. Đó là phù hợp chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể; phù hợp lợi ích, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; phù hợp với điều kiện thực tiễn. 3 lợi ích lớn là cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chí phí, thời gian tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong các hoạt động kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đây là khẳng định tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc từ Trung ương tới cấp xã, phường để triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu ý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì mới đây. Theo đó, việc thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID sẽ được thực hiện trên toàn quốc. Đến đầu năm 2025, 100% cơ sở y tế và 40 triệu người dân sử dụng sổ sức khỏe điện tử, 100% người dân có nhu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID. Cần chuẩn bị những điều kiện nào để thực hiện được yêu cầu này? Khó khăn, thách thức nào đặt ra?
Hôm nay 4/10, là “Ngày đầu tư chứng khoán” của Nhật Bản. Nhân dịp này, giới đầu tư chứng khoán tổ chức nhiều hoạt động để vừa kêu gọi người dân quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực chứng khoán, vừa bày tỏ kỳ vọng đối với chính phủ mới của thủ tướng Ishiba Shigeru.
Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm.- Sử dụng năng lượng hiệu quả trong các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm: “Lợi ích 3 trong 1”.
Từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đạt nhiều kết quả tích cực. Tỉnh này đang tập trung thu hút đầu tư và tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp khi đầu tư vào địa phương.
Đang phát
Live