
Covid-19 xuất hiện tác động đa chiều đến mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Gần hai năm qua, có những bài học phải đánh đổi bằng sức khoẻ, tính mạng của nhiều người, cùng sự suy giảm nặng nề của toàn nền kinh tế; Việt Nam cũng đã có những kinh nghiệm quý được cộng đồng quốc tế nhìn nhận khách quan, thấu đáo - đánh giá cao. Trong đó, tinh thần đoàn kết-đồng lòng từ người dân, cùng quyết tâm chống dịch từ bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là bài học lớn nhất và vô giá - là dấu ấn Việt Nam trong nỗ lực chung phòng chống dịch toàn cầu. Thế nhưng, Covid19 còn diễn biến phức tạp, khôn lường-không đoán định được. Làm thế nào để dấu ấn đó-sức mạnh nội sinh ấy có thể được khơi dậy mạnh mẽ; để cùng với sự “lột xác” trong tư duy-tầm nhìn chính sách, hành trình khôi phục kinh tế đất nước bớt gian nan hơn – hiệu quả, bền vững như kỳ vọng ? Khách mời là PGS.TS Vũ Minh Khương – Giảng viên cao cấp Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý, Đại học Fulbright; Tổ trưởng Tổ tư vấn chính sách phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bàn luận rõ hơn về vấn đề này.
Thay đổi tư duy chống dịch – Cần sự thống nhất, đồng lòng!- Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công: Không để thủ tục thanh toán thành “rào cản”.- Động thái Taliban từ chối hợp tác với Mỹ chống lại nhánh IS tại Afganistan.- Bất ngờ mục tiêu lợi nhuận ngân hàng.
Với việc ban hành Nghị quyết 128, quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Chính phủ đã chính thức xác nhận sự chuyển đổi cơ bản mô hình chống dịch theo hướng phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Với phương châm áp dụng thống nhất trong toàn quốc, nghị quyết sẽ đặt dấu chấm hết đối với các văn bản chỉ đạo không còn phù hợp, nhằm đạt mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân; khôi phục, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội.
- Tìm hướng tiêu thụ sản phẩm OCOP. - Chuyển đổi tư duy sản xuất lúa thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu. - Giải pháp chăn nuôi an toàn trước dịch bệnh cúm gia cầm.
Đại dịch covid19 đã và đang gây nhiều tác động lớn tới mọi mặt đời sống. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, mặc dù được xem là bệ đỡ kinh tế, tuy nhiên, lại là ngành dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nhất bởi thiên tai, dịch bệnh, nhất là những khu vực, vùng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết để phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định phát triển ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xác định 3 yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông thôn thông minh. Đặc biệt, đối với nông nghiệp, chúng ta sẽ tạo ra chuỗi giá trị ngành hàng và giá trị gia tăng đột biến hơn so với giá trị gia tăng từ tăng cao sản lượng. Đặc biệt, đưa ứng dụng công nghiệp cao, chú trọng sơ chế, bảo quản, đóng bao bì và thương mại điện tử cho lĩnh vực nông sản, từ đó tạo ra cú hích cho sản xuất nông nghiệp. Để chuyển đổi nền nông nghiệp từ sản lượng sang chất lượng, có tư duy mạnh lạc, mang tầm rộng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, lâu dài... đáp ứng những hàng rào kỹ thuật trong các hiệp định thương mại quốc tế thì cần phải thay đổi rất nhiều. Vậy “Để Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp bền vững” chúng ta cần phải làm gì? Đâu là yếu tố cốt lõi để hiện thực hóa vấn đề? Khách mời chương trình: 1. Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục Trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Ông: Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia Nông nghiệp.
Mặc dù tiếp tục chịu tác động từ đại dịch Covid-19, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp 6 tháng vừa qua vẫn tăng mạnh, vượt kế hoạch đề ra, đạt hơn 24 tỷ USD, tăng trên 28% so với cùng kỳ năm 2020. Thế nhưng, những trở ngại, thách thức vẫn còn rất lớn ở phía trước để xóa bỏ “lời nguyền sản xuất manh mún”, đưa nông nghiệp trở thành nền kinh tế hàng hóa, hiện đại, thông minh, trách nhiệm và bền vững. Đây cũng là bài toán đặt ra lâu nay, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, sản xuất, tiêu thụ nông sản ngày càng khó khăn như hiện nay. Để nông nghiệp vượt qua khó khăn, bứt phá vươn lên trong hội nhập với những thách thức mới, nền nông nghiệp cần chuyển từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”, hướng tới gia tăng giá trị và chất lượng. Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời là chuyên gia nông nghiệp, TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Cà Mau: hơn 100 vụ sạt lở xảy ra từ đầu năm Phải chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp trước ảnh hưởng của dịch bệnh Thái Nguyên chủ động phòng chống dịch trên đàn vật nuôi Chăm sóc cây trồng sau mưa lớn
- Nông nghiệp sẽ vượt qua tư duy sản xuất nhỏ, manh mún. - Làm rõ việc “xuất – nhập lậu” lợn qua biên giới. - Hợp tác xã nông nghiệp đổi mới tư duy để hội nhập quốc tế. - Đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP.
- Nông dân Hội An “đỏ mắt” chờ thương lái mua quất- Bài 2 Loạt bài “Chuyển đổi tư duy phát triển ĐBSCL” với nhan đề "Nặng gánh an ninh lương thực, nông dân nghèo trên vựa lúa"- Cuối chương trình là bài viết “Vì sao Đà Lạt- Lâm đồng dừng phát triển du lịch canh nông"
- Nông dân Sơn La chủ động phòng chống rét cho đàn vật nuôi - Loạt bài "Chuyển đổi tư duy phát triển ĐBSCL" - Bài 1: "Giữa vòng vây thiên tai" - Tăng cường chế biến nâng cao giá trị nông sản
Đang phát
Live