Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,1% kế hoạch năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay nếu được giải ngân hiệu quả sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19.
- Chính phủ ban hành Nghị Quyết phấn đấu thực hiện cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19.- Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bàn giải pháp khôi phục hoạt động du lịch trong nước, tiến tới khôi phục hoạt động du lịch quốc tế.- Quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục nóng khi Trung Quốc đưa ra hàng loạt lời cảnh báo mạnh mẽ liên quan đến luật an ninh Hong Kong.- Philippine thả hơn 22.000 tù nhân nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
- Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, giải pháp thực hiện.- Chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng đại học: “Một vai hai gánh” – Liệu có khả thi?- Những tín hiệu vui cho nông sản xuất khẩu.- Khám phá không khí tại đầm sen Tây Hồ, Hà Nội những ngày hè.
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14, sáng 20/05, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo trước Quốc hội về phòng chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có điều chỉnh nhiều chỉ tiêu quan trọng. Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về tăng trưởng của Việt Nam năm 2020. Kịch bản 1: GDP tăng dự kiến cao nhất tăng khoảng 5,2%, và Kịch bản 2: GDP tăng dự kiến khoảng 3,6 đến 4,4% so với năm 2019 - thấp hơn mục tiêu đề ra ban đầu là tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,8%. Biên tập viên Nguyên Long trao đổi cùng Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về “Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và bàn giải pháp thực hiện.
- Những kịch bản tăng trưởng kinh tế đang được Chính phủ xây dựng phù hợp với thực tế phát triển của đất nước.- Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo để nắm bắt cơ hội mới sau dịch Covid-19. Đây là nội dung trả lời phỏng vấn của Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.- Các bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
- Chủ trì phiên họp trực tuyến Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải phấn đấu đạt được mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội, làm sao tăng trưởng cao hơn dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế là 2,7%.- Năm thứ ba liên tiếp, Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019. Hà Nội duy trì tốp 10, trong khi Lai Châu xếp cuối bảng.- Thêm 11 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Trong khi đó, 0 giờ đêm nay, sẽ dỡ bỏ lệnh phoa tỏa cách ly ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh.- Chính phủ nhiều nước đang nới lỏng quy định giãn cách xã hội, sớm khôi phục kinh tế nhưng một cuộc thăm dò dư luận trên toàn cầu công bố cho thấy: người dân mong muốn điều ngược lại.- Giải thưởng báo chí danh giá của Mỹ Pulitzers năm nay tôn vinh sự cống hiến của các nhà báo chống lại những bất công và bất bình đẳng xã hội.
Đang phát
Live