- Họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định nước ta sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng dương từ 2-3% trong năm nay.- Dự khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ 17, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, tỉnh cần lấy kết quả của công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.- Cảnh báo bệnh tay chân miệng vào mùa, thiếu thuốc điều trị, trong khi thiếu thuốc điều trị đặc hiệu. Trong khi đó, lại có thêm 1 ca tử vong do bạch hầu và 1 ca tử vong do sốt xuất huyết.- Các hồ thủy điện Hòa Bình và Thác Bà tiếp tục thực hiện xả cửa đáy. Các địa phương vùng hạ du nghiêm túc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân.- Thông tin vợ chồng Tổng thống Mỹ dương tính với virus SARS-CoV-2 là cú sốc với cử tri Mỹ và có thể là đòn giáng mạnh vào tiến trình tranh cử của ông Donald Trump.- Nhân Ngày Quốc tế bất bạo động 2/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi thế giới hướng tới một lệnh ngừng bắn toàn cầu.
- Điều gì đã làm nên tăng trưởng GDP 2,12% trong 9 tháng qua.- Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.- Thị trường bánh trung thu và các mặt hàng đồ chơi trẻ em kém sôi động.
Qua 9 tháng của năm 2020 đầy vất vả, kết quả tăng trưởng kinh tế được cơ quan thống kê công bố ở mức 2,12%. Tuy là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm qua, nhưng đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục lao đao vì dịch Covid-19, thì mức tăng trưởng dương này lại trở thành điểm sáng hiếm hoi, và nền kinh tế nước ta được dự báo sẽ có sức bật mạnh sau dịch. BTV Ngọc Diệu có bài bình luận: “Kỳ vọng chữ V tăng trưởng”.
GDP 9 tháng qua của nước ta tăng hơn 2,1%, thấp nhất trong một thập kỷ qua, nhưng Tổng cục Thống kê vẫn đánh giá đây vẫn là "thành công lớn", trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Quả thực như vậy. Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang rơi vào suy thoái và chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19. Trong bức tranh nhiều màu xám ấy, các tổ chức quốc tế cũng có những nhận định, dự báo đầy lạc quan về tín hiệu tăng trưởng và phát triển của nước ta. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Điều gì đã giúp VN nhận được những đánh giá tích cực như vậy, trong bối cảnh các nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn còn khá lao đao vì dịch bệnh? Cần có lộ trình mở cửa nền kinh tế ra sao? Phải tiếp tục xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế như thế nào khi đại dịch COVID-19 còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp trong thời gian tới?
- Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.- Đại hội thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động toàn quốc lần thứ 10, giai đoạn 2020 – 2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, thi đua thúc đẩy năng suất lao động, phát triển bền vững đất nước”.- Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 1,8% trong năm nay và tăng 6,3% trong năm tới.- Thẩm phán Mỹ chặn lệnh cấm tải ứng dụng Tiktok của Tổng thống Mỹ Donlad Trump.- Tháp đồng hồ Big Ben sắp lộ diện sau 3 năm trùng tu./.
- Ngân hàng gặp khó đối với phát mại tài sản.- Dự báo tăng trưởng tín dụng đạt 13% vào năm tới.- Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thoái vốn tại các doanh nghiệp ế ẩm.- Những thông tin mới nhất về giao dịch trên thị trường hàng hóa thế giới.
- Những khó khăn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay.- Lãi suất cho vay thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Hỗ trợ 1,18 triệu tỷ đồng cho khách hàng gặp khó khăn.Chính sách tài chính- tiền tệ của hệ thống ngân hàng đã tác động đến sự phục hồi của nền kinh tế.
Việt Nam đang chịu những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Những dạng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều, mưa lũ, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng, rồi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua cũng ngày một khốc liệt hơn. Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến nhanh hơn dự báo, buộc chúng ta phải tìm ra những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng ngày càng tốt hơn.
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu, đòi hỏi mỗi quốc gia, lãnh thổ và từng địa phương phải có phương án ứng phó. Tại Việt Nam - một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước… đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đến các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, buộc chúng ta phải có những giải pháp để thích ứng tốt hơn.
- Kịch bản tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong đại dịch.- Quản lý thị trường Quảng Nam: tạm giữ 800 sản phẩm hàng hoá có dấu hiệu nhập lậu, kinh doanh trên mạng xã hội.- Mỹ thúc đẩy gia hạn lệnh trừng phạt Iran tại Liên hợp quốc.
Đang phát
Live