
Chiều nay, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng đây là dự án Luật rất khó, phức tạp, có tính chất nhạy cảm, liên quan đến an ninh tài chính quốc gia, an ninh an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh tế - xã hội. Dự thảo luật lần này chưa đưa ra được những quy định để giải quyết tận gốc vấn đề tín dụng đen; các giải pháp hữu hình sẽ không thể chống được những vi phạm vô hình của tình trạng sở hữu chéo, thao túng chi phối trong hệ thống ngân hàng.
Quy định về tài sản đảm bảo là 1 trong những rào cản khiến các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục khó khăn khi tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, đây là một trong những ý kiến của các doanh nghiệp trong “Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” diễn ra sáng nay.
Thời gian qua đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội được ban hành và đi vào cuộc sống, qua đó, tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, bảo đảm hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào phát triển nhà ở xã hội. Các chính sách ưu đãi được áp dụng như: miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án, cho vay ưu đãi lãi suất thấp... Mặc dù việc phát triển nhà ở xã hội đã đạt được một số kết quả quan trọng nhưng thực tế vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa nói là vẫn còn thấp xa so với nhu cầu thực tế, khiến nhiều đối tượng thu nhập thấp, người lao động còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và phải sử dụng loại hình nhà trọ không bảo đảm chất lượng, điều kiện sống. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do các chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, trong đó có các gói tín dụng ưu đãi khi triển khai chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cần làm gì để gói tín dụng ưu đãi phát triển nhà ở xã hội đi vào cuộc sống? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Vũ Đình Ánh
Chiều 20/10 ,tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên. Hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp ở khu vực Tây Nguyên và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Các địa phương gấp rút triển khai ứng phó cơn bão số 5. Tỉnh Quảng Ninh ra lệnh cấm biển từ 15 giờ chiều nay- Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến cuối quý 3 chỉ tăng 5,8%, kém xa mục tiêu tăng trưởng 14-15% của cả năm. Giải pháp nào để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng?- TP. HCM lấy ý kiến đề án phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ- Dự thảo của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn giữa quân đội Israel và phong trào Hamas đã bị Mỹ phủ quyết với lý do văn bản này không đề cập tới quyền tự vệ của Israel- Ngân hàng trung ương châu Âu chính thức triển khai thử nghiệm đồng Euro kỹ thuật số nhằm thúc đẩy giao dịch thanh toán điện tử- Thư viện Quốc hội Mỹ vinh danh Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ của Việt Nam
Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến cuối quý 3 năm nay tăng 5,8%, nhích nhẹ so với con số 5,33% cuối tháng 8/2023. Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã định hướng tăng trưởng tín dụng của toàn ngành khoảng 14-15% và đến cuối tháng 7 đã giao chỉ tiêu hạn mức tín dụng (room tín dụng) cho các ngân hàng với tổng mức tăng trưởng tín dụng là 14%.
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội giải ngân chậm.- Nhu cầu tiêu dùng giảm, doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn thời điểm cuối năm.- Phiên giao dịch chứng khoán ngày hôm qua: Khối ngoại bán ròng hơn 700 tỷ đồng trong ngày đầu tuần.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg quy định về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm. Quyết định này có hiệu lực từ 10/10/2023. Tuy nhiên, làm sao để triển khai quyết định này hiệu quả, đúng người và không có yếu tố rủi ro cũng là trăn trở của người thi hành. Việt Cường, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Đại tá Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Bộ Công an về vấn đề này.
Người trồng sầu riêng tại huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa vừa thắng lớn, doanh thu trung bình khoảng 1 tỷ đồng/héc ta. Nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo vươn lên khá giả từ sầu riêng. Nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng đã trợ giúp bà con trồng, chăm sóc cây sầu riêng trong thời gian dài đợi ngày thu hoạch.
Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta đang phải đối diện với khó khăn, thách thức, nhất là về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính. Vấn đề được đặt ra hiện nay là các bộ, ngành, địa phương cần có thêm các giải pháp để hỗ trợ, tiếp sức cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đang phát
Live