Với mục đích “mở rộng hợp tác với các đối tác và đồng minh chính ở khu vực Đông Nam Á, tuần vừa qua, phái đoàn liên cơ quan Mỹ do Cố vấn Bộ ngoại giao Mỹ Derek Chollet dẫn đầu đã có chuyến thăm Thái Lan, Singapore và Indonesia.
Cách đây tròn một năm, Hiệp định Abraham giữa Israel với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain đã được ký kết tại Nhà Trắng. Ngay sau đó, Bahrain, Sudan và Maroc lần lượt đặt bút ký vào các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel. Thỏa thuận này được cho là đã mở ra một giai đoạn mới cho khu vực, khi lần đầu tiên Israel bình thường hóa quan hệ với một loạt quốc gia Arab Hồi giáo. Theo giới phân tích, các bên tham gia trực tiếp và gián tiếp vào tiến trình này, đặc biệt là Israel đều mong Thỏa thuận Hòa bình Abraham sẽ mở ra một chương mới hợp tác phát triển cho khu vực Trung Đông. Một năm nhìn lại sự kiện này, phóng viên Hồ Điệp phỏng vấn Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel ông Lion Hyat theo hình thức trực tuyến, giúp quý vị có thêm một góc nhìn từ Israel với Thỏa thuận Hòa bình Abraham.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thiện Nghị quyết miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động của dịch COVID-19.- Tỉnh Bình Dương khẳng định sẽ khống chế được dịch Covid-19 trong tháng 8 này, tại cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.- Bộ Công Thương hướng dẫn các địa phương cho chợ truyền thống mở cửa hoạt động trở lại.- Tổng thống Be-la-rút yêu cầu đóng cửa biên giới để ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp.- Ông I-bra-him tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Iran.
Những con đường xẻ qua rừng, những quả đồi bị san ủi để thực hiện các dự án điện gió. Chưa có đánh giá tổng thể về tác động môi trường, nhưng hàng chục dự án điện gió tại huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã ồ ạt thi công. Thực tế này gây ra không ít lo lắng đối với chính quyền và người dân địa phương, nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, môi trường.
Sau một năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu khởi sắc và đang trên đà đạt tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 50 năm qua. Tuy nhiên hiện cũng xuất hiện nhiều yếu tố có thể làm chệch đà phục hồi này, đặc biệt là sự tăng trưởng không đồng đều giữa các quốc gia, có thể khiến kinh tế thế giới khó sớm về mức trước khủng hoảng
Hôm nay là ngày thứ 3 Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về: kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, và một số nội dung quan trọng khác. Nhìn lại 2 ngày làm việc tại Hội trường, có thể thấy, các đại biểu đánh giá cao chủ trương của Đảng, chính sách điều hành của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu kép về phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời kiến nghị bổ sung vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2025 một số nội dung liên quan đến an toàn hồ đập, trồng rừng, chương trình đổi mới giáo dục... Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế Chính phủ đề xuất cho phát triển trong 5 năm tới, đó là tăng trưởng GDP đạt 6,5 đến 6,7%, đòi hỏi phải có các giải pháp mạnh mẽ trong điều hành của năm 2021. Chúng tôi bàn về nội dung này, với chủ đề: “Kiên trì “mục tiêu kép” trước nhiều yếu tố bất định tác động tới nền kinh tế: Những yêu cầu đặt ra” - với khách mời là chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được tổ chức vào ngày 3/11. Dư luận Nga cho rằng, nếu Tổng thống đương nhiệm Donald Trump giành chiến thắng, rất ít khả năng sẽ thay đổi trong quan hệ đối với Nga. Nhưng nếu ứng cử viên Joe Biden thắng, chính sách của Mỹ đối với Nga chắc chắn sẽ khác. Đối với nền kinh tế Nga, điều quan trọng chính là chính sách trừng phạt sẽ thay đổi như thế nào. Anh Tú, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Liên bang Nga đề cập:
Cuộc xung đột dai dẳng kéo dài nhiều thập kỷ giữa Acmenia và Azerbaijan, 2 nước từng thuộc Liên bang Xô viết trước đây bất ngờ bùng phát căng thẳng từ sáng ngày 27/9. Các vụ đụng độ ác liệt xảy ra giữa hai bên khiến hàng trăm người thương vong. Đây được đánh giá là sự việc nghiêm trọng nhất kể từ năm 2016 đến nay. Trước các diễn biến chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cộng đồng quốc tế đang kêu gọi các bên kiềm chế và ngừng bắn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến căng thẳng bất ngờ gia tăng tại khu vực này, cũng như tác động của vụ việc đến an ninh toàn khu vực? Cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương sẽ giúp quí vị trả lời những câu hỏi này.
Bước sang năm 2020, ngành thủy sản đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sau khi trải qua năm 2019 khá khó khăn và về đích chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, ngay trong tháng đầu tiên năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm khá sâu và đối diện với nhiều khó khăn hơn khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-CoV-2 diễn biến phức tạp. Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì dự kiến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản có thể bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng hơn. Tác động của dịch Covid-19 đối với ngành thủy sản ra sao và giải pháp nào để hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu thủy sản đã đề ra trong năm 2020? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của 2 khách mời là Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia thương mại.
Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, giá vàng thế giới đã xô đổ mọi kỷ lục trong lịch sử có thời điểm đạt hơn 2.000 đôla Mỹ/Ounce do những biến động về tình hình chính trị kinh tế thế giới. Hiện có nhiều nhận định khác nhau về khả năng tăng hay giảm giá vàng, nhưng nhìn chung, có 2 yếu tố quan trọng là khả năng thành công trong bào chế ra vắc-xin ngừa Covid-19 và kết quả cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 sẽ tác động lớn đến giá vàng thế giới.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)