Tại cuộc thi “Thanh niên sáng tạo vì khí hậu” Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh và Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường - TN&MT) đã tôn vinh 10 tập thể và đội thi xuất sắc trên các lĩnh vực: Truyền thông sáng tạo, Giảm nhẹ biến đổi khí hậu, Thích ứng với biến đổi khí hậu ưu tiên các giải pháp dựa vào tự nhiên, và Kinh doanh có trách nhiệm với biến đổi khí hậu. Sinh viên năm cuối Đại học Bách khoa Hà Nội - Đặng Phạm Phú Linh là 1 trong 10 cá nhân và đội thi đạt thành tích xuất sắc tại cuộc thi với dự án: “Giải pháp chiết tách nước sạch từ không khí”. Cùng nghe những chia sẻ của bạn Đặng Phạm Phú Linh về câu chuyện sinh viên – Những người trẻ làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Là một chính sách bắt buộc mang tính chất phòng ngừa rủi ro đối với học sinh, sinh viên, khi tham gia BHYT, học sinh, sinh viên sẽ được chăm sóc sức khỏe ngay tại trường học và hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Tuy vậy, một loạt vấn đề vẫn được các bậc cha mẹ học sinh đặt ra hiện nay, đó là : Nếu có các vấn đề sức khỏe, học sinh, sinh viên được bảo hiểm chi trả tối đa bao nhiêu? Mức đóng thế nào, gia đình khó khăn có được hỗ trợ mức đóng không? Y tế trường học sẽ tham gia chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên như thế nào? Bà Khương Thị Kiều Oanh, Trưởng phòng Quản lý thu và phát triển đối tượng tự đóng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phân tích rõ hơn vấn đề này.
Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Australia đạt hơn 85% người từ 16 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19, hôm nay Australia tiếp tục nới lỏng hơn nữa biên giới quốc tế khi tuyên bố mở cửa cho những người đã tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa Covid-19. Đây là một bước đi mạnh mẽ nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế của Australia.
Ngày 1/10, Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức giao lưu bằng hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến giữa các sinh viên học tiếng Việt Nam tại LB Nga với 4 điểm cầu. Tham dự sự kiện này tại đầu cầu Moscow có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi, đại diện các phòng ban Đại sứ quán, các thầy cô giáo và sinh viên tại các cơ sở đào tạo tại Moscow; cùng các các sinh viên đang học tiếng Việt và giáo viên giảng dạy của Đại học tổng hợp Quốc gia Xanh Petersburg, Đại học Tổng hợp Kazan, và Đại học tổng hợp Liên bang Viễn Đông, cùng đại diện Bộ Giáo dục Đại học Nga.
Những ngày qua trên cộng đồng mạng lan truyền những clip thầy giáo, cô giáo mắng sinh viên, học sinh. Và ngược lại, cũng chứng kiến những lời cãi lại thầy cô của các em học sinh, sinh viên. Tuy chỉ là những hành vi cá biệt, nhưng những sự việc xảy ra những ngày qua đã khiến cho chúng ta phải giật mình nhìn lại để có điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh bắt buộc phải học online. Nhìn lại để cắt nghĩa do đâu mà các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, sinh viên lại có những lời nói phản cảm trong chính những giờ tầm sư, học đạo như vậy? Làm thế nào để tạo bầu không khí hứng khởi cho học sinh, sinh viên trong các buổi dạy và học online? Phó giáo sư - Tiến sĩ Tâm lý học Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sĩ Vụ Thị Tuyết Lan, Trưởng Bộ môn Công nghệ thông tin- Khoa giáo dục đại cương, Đại học Lao động – Xã hội bàn về nội dung này.
Làm thế nào để shipper đảm bảo lưu thông hàng hóa, đặc biệt là đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19?- Cần Thơ: nơi ấm áp nghĩa tình khi ở đâu sinh viên khó, ở đó có thầy cô giáo.- Tiến sỹ Trần Việt Hùng – Nhà sáng lập và Chủ tịch Công ty Got it với ý tưởng đồng sáng lập nền tảng “Giúp tôi” – Kết nối những y, bác sỹ và chuyên gia tâm lý, để tư vấn y tế và sức khoẻ tâm lý cho những người bị ảnh hưởng trong dịch COVID-19.- Singapore chuẩn bị sản xuất hải sản từ tế bào gốc cho mục đích thương mại.- Trái tim Ava - tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ bệnh nhân cấy ghép tạng có hoàn cảnh khó khăn tại Mỹ.
Nhằm san sẻ khó khăn với sinh viên bị kẹt lại Cần Thơ trong thời gian giãn cách xã hội, các thầy, cô của một số trường Đại học trên địa bàn đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, kịp thời, giúp các em an tâm vượt qua đại dịch. Hoạt động ý nghĩa này đã nhận được nhiều sự tham gia, đồng hành của các mạnh thường quân trong và ngoài trường.
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều sinh viên ở các địa phương đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn vướng các chương trình học, lịch thi nên không kịp về quê. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các em đã yên tâm ở lại Đà Nẵng và chủ động phòng chống dịch.
Bộ Chính trị ban hành kết luận về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.- Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các nhân viên, sinh viên ngành y tiếp tục vào tâm dịch để chi viện chống dịch COVID19.- Hàng loạt Facebooker bị khóa tài khoản cá nhân vì lạm dụng thế giới ảo, làm đảo lộn giá trị, quy phạm đạo đức ngoài đời thực.- Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris có chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên nhằm tái khẳng định những ưu tiên của chính quyền Mỹ đối với khu vực cạnh tranh địa chiến lược quan trọng này.- Israel không kích Gaza, trong bối cảnh biểu tình và đụng độ xảy ra tại khu vực biên giới.
Tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội diễn biến phức tạp, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, cuộc sống của các sinh viên tại ký túc xá, hoặc ở các khu vực phong tỏa càng khó khăn hơn. Nắm bắt được thông tin này, các trường đại học đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể hỗ trợ nhu yếu phẩm, tiền mặt… giúp các em vượt qua khó khăn trong thời điểm giãn cách xã hội.
Đang phát
Live