Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Yên Bái về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng, góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3.
Lần đầu tiên dự thảo Luật dân số do Bộ Y tế chủ trì xây dựng, đề xuất thưởng tiền cho gia đình sống tại 21 tỉnh thành có tỉ lệ sinh thấp. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ một lần bằng tiền - tương đương mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ nhất, và gấp 2 lần mức lương tối thiểu vùng khi gia đình có con thứ hai. Không chỉ vậy, những cặp vợ chồng cam kết sinh đủ hai con còn được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ tiền học cho trẻ khi theo học tại các cơ sở mầm non, tiểu học công lập. Nhiều chính sách ưu đãi cho những gia đình cam kết sẽ sinh 2 con. Liệu điều đó đã đủ hấp dẫn người trẻ hay chưa? Bác sĩ Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em, Bộ LĐTBXH và Nguyễn Hà Phương, 1 bạn trẻ ở tp Hồ Chí Minh bàn luận câu chuyện này.
Tour du lịch bộ hành đầu tiên tại Hà Nội.- Luật theo sau dư luận và những hệ lụy.- Dự thảo luật sinh con thưởng tiền, liệu đã đủ hấp dẫn?
Dù sống trong xã hội hiện đại nhưng không ít gia đình vẫn còn nặng tư tưởng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Quan niệm này đã mang đến hệ lụy không ít gia đình tan vỡ chỉ vì cố bằng được một cậu con trai để nối dõi tông đường. Trong xã hội ngày nay, liệu quan niệm này còn đúng khi các nghiên cứu gần đây đã chứng minh việc sinh 2 con gái sẽ đem lại hạnh phúc gấp bội phần cho các cặp vợ chồng.
- Chương trình lớp 1 mới: Quá nặng! Điều chỉnh cách nào cho phù hợp?- Singapore cấp tiền cho những người muốn sinh con thời Covid-19 để giải tỏa áp lực tài chính.- Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng góp ý văn kiện Đại hội XIII của Đảng để chống phá.
Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hơn 40.000 trẻ bị các thể dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, bệnh lý tan máu bẩm sinh và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác. Trong số này, bệnh lý tan máu bẩm sinh đang ngày càng gia tăng bởi nước ta có đến 13 triệu người mang gen bệnh. Những cặp vợ chồng mang gen bệnh kết hôn sinh con có 25% số trẻ nguy cơ mắc bệnh lý này, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và tuổi thọ của người mắc bệnh. Để tìm hiểu chặng đường nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, góp phần giúp giống nòi Việt Nam khỏe mạnh, cùng các vị khách mời là PGS.TS.BS Trần Vân Khánh, Trưởng bộ môn Bệnh học Phân tử, Khoa Kỹ thuật Y học, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen-protein, Trường đại học Y Hà Nội và BS Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện sẽ bàn về nội dung này.
Hỗ trợ sinh sản không chỉ dừng ở kỹ thuật giúp người bệnh vô sinh, hiếm muộn có con mà còn có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng khác nữa, đó là bằng những kiến thức, kỹ thuật mới nhất, giúp cho các em bé ra đời khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, cả về hình thái bên ngoài và bộ gen bên trong. Chính vì vậy, việc kiểm tra tổng thể sức khỏe trước khi có ý định sinh con có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các cặp vợ chồng, nhất là các cặp vợ chồng hiếm muộn có bệnh lý tiềm ẩn hay những cặp vợ chồng lớn tuổi mà chưa sinh được con. Nếu không may vợ hoặc chồng mang gen bệnh hoặc trước đó đã từng sinh con nhưng em bé bị mắc các bệnh lý di truyền thì họ có cơ hội sinh ra một em bé khỏe mạnh hay không? Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cùng các kỹ thuật di truyền có vai trò như thế nào trong điều trị vô sinh, hiếm muộn giúp người bệnh sinh ra các em bé khỏe mạnh? BTV Thúy Ngà trao đổi với BS Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện để tư vấn về nội dung này.
- Vì sao giới trẻ Việt “ngại” sinh con?- Tạp chí âm nhạc quốc tế.- Huế hướng đến một “Kinh đô Áo dài” giữa lòng miền Trung.- Quỳnh Hương người sáng lập dự án Save Your Ocean về con đường khởi nghiệp tạo tác động xã hội, với thông điệp “ sáng tạo, thay đổi thói quen, hướng đến lối sống bền vững”.
Lập gia đình, sinh con - những câu chuyện tưởng như đã thành điều rất bình thường trong quan niệm của người Việt Nam từ xưa đến nay- giờ đây đã có những thay đổi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra thế hệ 8X và 9X ngày càng không có hứng thú với chuyện hẹn hò, kết hôn và sinh con. Vì sao giới trẻ Việt ngày nay, nhất là giới trẻ ở các thành phố lớn, có tâm lý “ngại” sinh con? Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả đáng lo ngại gì? Giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Bàn luận về câu chuyện này, khách mời là TS. Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ truyền thông giáo dục, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế).
Đang phát
Live