
Trong thời gian qua, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã luôn quan tâm tìm và phát triển các loại cây trồng thế mạnh bản địa, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Trong đó phải kể đến mô hình liên kết trồng các loại cây dược liệu. Trước đây, cây atiso từ chỗ được bà con trong huyện trồng rải rác thì đến nay, diện tích atiso đã tăng lên 50 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Đa Nhim, Đa Sar, Đa Chais, Lát. Thời điểm hiện tại, toàn huyện đã có gần 100 hộ tham gia vào chuỗi liên kết trồng và tiêu thụ atiso, mang lại thu nhập cao cho đồng bào vùng sâu tại địa phương.
Thực hiện các Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại những kết quả tích cực cho kinh tế và thương mại hàng hóa nhưng với những tiềm năng rất lớn của sản phẩm vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc kết nối, phát triển thị trường mới chỉ đáp ứng được phần nào. Các nhà sản xuất khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản, đặc sản… Giải pháp nào thúc đẩy kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tiềm năng của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo?
Mỗi năm, Lào ghi nhận hàng chục trường hợp bị thương vong do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Vì vậy, nước này đang nỗ lực tăng cường hợp tác quốc tế nhằm sớm khắc phục hậu quả đối với cuộc sống của người dân.
- Lãi suất huy động giảm sâu, kênh gửi tiền tiết kiệm có còn hấp dẫn? Gỡ khó cho vay tiêu dùng đẩy lùi tín dụng đen. Quảng Ninh tăng vượt trội thu hút vốn đầu tư vào địa bàn.
Ước tính có khoảng nửa triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm được hưởng lãi suất cao hồi cuối năm 2022 và đầu năm nay sắp đáo hạn. Trong bối cảnh lãi suất huy động của ngân hàng liên tiếp giảm sâu và kéo dài như hiện nay, liệu có xảy ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền từ tiết kiệm sang lĩnh vực khác?, kênh gửi tiền tiết kiệm còn hấp dẫn với người dân?
Hiện người trồng sầu riêng ở Đắk Lắk đang bước vào những ngày cuối cùng thu hoạch niên vụ 2022 – 2023 này. Theo đánh giá của Hiệp hội Sầu Riêng tỉnh Đắk Lắk, sầu riêng năm nay ở tỉnh được mùa, giá bán cao, người trồng lãi lớn
Có thể nói, chưa bao giờ, các sản phẩm vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lại xuất hiện nhiều tại các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như bây giờ. Khi đời sống ngày càng nâng cao, các sản phẩm đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, không chỉ dừng lại là những món quà tặng, biếu, mà đã phổ biến trong tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của nhiều gia đình. Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền có sự góp sức không nhỏ của nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, HTX và sự chủ động của những người nông dân, nỗ lực đầu tư dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng cho thấy những quyết sách của Chương trình phát triển thương mại miền núi, hải đảo theo Quyết định 1162 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 đang phát huy tác dụng.Khách mời tham dự Diễn đàn:- TS Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương. - GS.TS Hoàng Đức Thân - Nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Theo Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Đắk Lắk, thời gian gần đây, không ít lô hàng nông sản, trong đó có sầu riêng bị nước nhập khẩu trả về do vi phạm kiểm dịch thực vật. Điều này đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra các thách thức lớn trong quản lý mã số vùng trồng.
Số người chết vì trận động đất ở miền tây Afghanistan đã tăng lên 2.053 người. Đây là thông tin được người phát ngôn của cơ quan thảm họa quốc gia Afghanistan, ông Mullah Janan Shaeq đưa ra trong cuộc họp báo ngày hôm nay.
Sau khi được Trung Quốc chính thức chấp thuận nhập khẩu chính ngạch, ngành hàng sầu riêng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Ước đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu trái sầu riêng sẽ đạt khoảng 2 tỉ USD, tăng hơn 3,5 lần so năm trước. Sầu riêng là điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nông sản cả nước từ đầu năm đến nay Tuy nhiên, hiện tượng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết… đang diễn ra tại các vùng trồng sầu riêng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. Từ đó dẫn đến vi phạm các quy định về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, an toàn thực phẩm cũng như tiêu chuẩn xuất khẩu. Lâu dài là nguy cơ suy giảm uy tín, chất lượng, thương hiệu sản phẩm sầu riêng Việt Nam trên thị trường thế giới. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia cho trái sầu riêng Việt Nam.
Đang phát
Live