
VOV1 - Trong bối cảnh toàn cầu nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, việc xây dựng khung pháp lý để phát triển thị trường carbon rừng tại Việt Nam là việc làm cần thiết.
Để bắt kịp xu thế yêu cầu của nhiều thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, nhất là Liên minh châu Âu (EU) ngày càng nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn về sản xuất bền vững - hiện nhiều doanh nghiệp trong nước đang triển khai nhiều giải pháp trong chuyển đổi sản xuất theo quy trình bền vững, xanh hoá.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm đã bước đầu chú ý tới tiêu chuẩn môi trường - xã hội và quản trị (gọi tắt là ESG) để phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp tới cộng đồng. Đây là tiêu chuẩn tất yếu để doanh nghiệp đạt được sự tín nhiệm của người tiêu dùng trong nước, phục vụ xuất khẩu và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện tiêu chuẩn này gặp không ít khó khăn.
Nhiều dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế.- Cần coi trọng sản xuất công nghiệp để tăng trưởng bền vững.- Thúc đẩy sản xuất xanh để tăng trưởng bền vững.
Phát triển kinh tế – Bảo vệ môi trường – Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, là 3 mục tiêu đang được ngành cao su Việt Nam đẩy mạnh nhằm hiện thực hóa “Chiến lược Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững” giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn 2050. Theo đó, dù giá bán cao su giảm, thị trường tiêu thụ biến động, khó khăn về nguồn lực, nhưng sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động tại các doanh nghiệp, nông trường về chuyển đổi xanh đang giúp ngành cao su có thêm lợi thế, chủ động đón đầu tìm cơ hội.
Có lẽ chưa bao giờ chính quyền TP.HCM quyết tâm phát triển kinh tế xanh như hiện nay. Qua diễn đàn Kinh tế TP.HCM mới đây, lãnh đạo Thành phố càng khẳng định, kinh tế xanh không chỉ là xu hướng phát triển tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc của thị trường. Đồng thời, nó tạo ra động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Thành phố phát triển bền vững hơn. Có rất nhiều việc phải làm để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, trong đó có việc đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất mà TP cần thực hiện và đề xuất với Chính phủ. Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài đề cập:
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó do thiếu đơn hàng quốc tế, thì lại có những doanh nghiệp duy trì được sản xuất, thậm chí ký được những đơn hàng, hợp đồng lớn, nhờ đáp ứng được các tiêu chí “sản xuất xanh” theo yêu cầu của đối tác. Đó là những ví dụ cụ thể, thuyết phục nhất về những lợi ích khi doanh nghiệp chuyển đổi theo hướng “xanh hóa” sản xuất- nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, rộng hơn, là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Sản xuất xanh là quy trình sản xuất mà từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra đều thân thiện với môi trường và không gây nguy hại cho sức khỏe con người. Trong bối cảnh môi trường bị ô nhiễm nặng nề, các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt…thì đây là xu thế tất yếu và là một mắt xích quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh. “Xanh hóa sản xuất để phát triển bền vững” – nội dung của chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.
Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về xây dựng, phát triển công nghệ cao, kinh tế xanh, TP.HCM đã có rất nhiều doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển của xu thế này cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Sau dịch bệnh, tình hình xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp ở TP.HCM gặp khó khăn. 4 tháng qua, kinh ngạch xuất khẩu của TP giảm hơn 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong tình hình ảm đạm chung, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đạt các tiêu chí xanh lại thuận lợi và có mức tăng trưởng tốt. Cho nên, sản xuất xanh, xuất khẩu xanh đang là câu chuyện nóng của thị trường. Vậy TP.HCM làm gì để thúc đẩy sản xuất “xanh” nhằm giữ và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đang phát
Live