- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.- Tiếp tục phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.- Từ hôm nay, hơn 1.400 khách du lịch mắc kẹt ở Đà Nẵng sẽ được đưa về TP.HCM, Hà Nội trên 7 chuyến bay.- Đã có hàng loạt nước từ Mỹ - La tinh, Trung Đông, Châu Á đặt mua cả tỉ liều vắc-xin Sputnik 5 do Nga phát triển và vừa được Bộ Y tế nước này chứng nhận hôm qua.- Nhiều nước quan ngại với tình hình biểu tình hiện nay tại Belarus. Liên minh châu Âu đang gây áp lực với chính quyền quốc gia này.
- Tiếp tục chương trình phiên họp 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi).- Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bị điều tra liên quan đến 3 vụ án.- Đà Nẵng gia hạn thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ hôm nay. Cũng từ hôm nay đến 14/8, TP này triển khai đưa hơn 1.450 du khách trở về Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.- Nga đã nhận đơn đặt hàng cho loại vắc-xin mới ra mắt từ hơn 20 quốc gia, với tổng cộng khoảng 1 tỷ liều.
- Khai mạc phiên họp thứ 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thảo luận về Luật Cư trú sửa đổi, nhiều ý kiến đề xuất thay thế số hộ khẩu bằng mã định danh cá nhân, tạo thuận lợi cho người dân.- Nước ta ghi nhận thêm 6 ca mắc Covid-19 mới, 2 ca tử vong liên quan đến Sars-CoV-2. Còn tại Quảng Trị, thành phố Đông Hà sẽ thực hiện giãn cách xã hội từ 19h tối nay, theo Chỉ thị 16.- Kết thúc đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, ngay trong ngày mai 11/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các Hội đồng tiến hành công việc chấm thi.- Trong một động thái được cho là nhằm đáp trả việc Mỹ, Trung Quốc tuyên bố trừng phạt 11 cá nhân nước này.- Tình hình Liban tiếp tục là tâm điểm chú ý của thế giới khi biểu tình bạo lực tiếp tục bùng phát mạnh tại thủ đô Beirut trong ngày thứ 2 liên tiếp.
Sự chồng chéo xung đột giữa luật đầu 2014 và các luật chuyên ngành khác đã hình thành nên những điểm nghẽn cản trở dòng vốn đầu tư vào thị trường, làm gia tăng chi phí cho nhà đầu tư, tạo kẽ hở cho tham nhũng, sách nhiễu. Luật đầu tư sửa đổi, vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, được đánh giá là lần sửa đổi toàn diện tháo gỡ nhiều nút thắt trong quá trình thực hiện đầu tư, nhằm nhằm đồng bộ hóa các quy định pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ta thông thoáng trong bối cảnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với quốc tế.
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV dự án Luật Cư trú sửa đổi, nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và người dân bởi chính sách thay thế việc quản lý cư trú gồm thường trú, tạm trú từ sổ giấy sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân và việc bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan quản lý dân cư, từng bước tiến tới thay thế sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân là một bước tiến của sự phát triển, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tính khả thi của việc xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về dân cư cũng như việc bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương.
- Ủy ban chứng khoán Nhà nước đang gấp rút lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật chứng khoán sửa đổi năm 2019.- Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước dự định thoái hết vốn tại Sabeco để thu về cho Nhà nước khoảng 2 tỷ đôla Mỹ.
Với quy mô dân số lớn và không ngừng gia tăng, cùng sự phát triển kinh tế - xã hội, lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng lớn đã và đang trở thành áp lực nặng nề lên hệ thống hạ tầng xử lý rác thải và công tác thu gom. Ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn sinh hoạt đã trở thành nhãn tiền và sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không có những giải pháp đồng bộ và hữu hiệu. Để giải quyết bài toán thu gom và xử lý rác thải, trong Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, khóa XIV đã bổ sung quy định cách tính chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng phát sinh và cách thức quản lý phù hợp với đặc điểm khu vực đô thị và nông thôn.
Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, chất lượng môi trường tại một số nơi đã vượt ngưỡng cho phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thực tế này, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Xuất phát từ thực tế này, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 vừa qua với những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn để giải quyết những vấn đề và thách thức mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống, để bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Nước Nga đang tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp theo đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây được coi là thời khắc quyết định, thể hiện ý chí của người dân Nga với kỳ vọng tạo ra những thay đổi then chốt trong cả chính trị và xã hội, giúp quốc gia này ứng phó hiệu quả với những thách thức mới. Nếu được sửa đổi, Hiến pháp mới được coi là thay đổi luật lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Nga. Những thay đổi cơ bản đó là gì, có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của nước Nga ngày nay?
Từ ngày 25/06, tại Nga bắt đầu diễn ra việc bỏ phiếu thông qua các sửa đổi Hiến pháp. Dư luận chung cho rằng, sau sửa đổi Hiến pháp, các quyền của người Nga sẽ trở nên không thể lay chuyển và cuộc sống của nhiều tầng lớp dân cư sẽ được cải thiện. Anh Tú, PV Đài TNVN thường trú tại Liên bang Nga phản ánh.
Đang phát
Live